Bước tới nội dung

Watford F.C.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Watford
Watford badge
Tên đầy đủWatford Football Club
Biệt danhThe Hornets the deer
Thành lập1881; 144 năm trước (1881) (self-recognised) 1898; 127 năm trước (1898) (amalgamation of West Herts and Watford St. Mary’s)
SânVicarage Road
Sức chứa22,200[1]
Chủ sở hữuGino Pozzo
Chủ tịch điều hànhScott Duxbury[2]
Huấn luyện viên trưởngTom Cleverley (tạm quyền)
Giải đấuEFL Championship
2022–23Championship, 11th of 24
Trang webTrang web của câu lạc bộ
Mùa giải hiện nay

Câu lạc bộ bóng đá Watford (Tiếng Anh: Watford Football Club, Watford F.C. hay Watford) là câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của Anh đặt trụ sở tại Hertfordshire, Anh. Đội bóng còn được biết đến với biệt danh the Hornets the deer. Thành lập năm 1881 với tên Watford Rovers, Câu lạc bộ tham gia FA Cup lần đầu tiên năm 1886, và giải Southern League một thập kỉ sau đó.

Sau khi kết thúc mùa 1914-15 với chức vô địch giải Southern League dưới sự dẫn dắt của Harry Kent, Watford gia nhập giải Football League (năm 1920). Giai đoạn đầu mới thành lập, câu lạc bộ phải thi đấu ở nhiều địa điểm khác nhau trước khi chuyển đến trụ sở lâu dài tại Vicarage Road vào năm 1922; nơi này ngày nay vẫn là đại bản doanh của câu lạc bộ.[3] Phần lớn thời gian 50 năm sau đó, Watford chơi ở các hạng đấu thấp của Football League; trong giai đoạn này, câu lạc bộ cũng nhiều lần thay đổi thiết kế và màu sắc trang phục thi đấu.[4]

Watford có thời kỳ được dẫn dắt bởi huấn luyện viên tương lai của tuyển Anh Graham Taylor; chính ông là người đã đưa Watford lên một tầm cao mới. Trong nhiệm kỳ đầu của mình (từ năm 1977 đến năm 1987), Taylor giúp Watford từ một câu lạc bộ thi đấu ở giải hạng 4 (Fourth Division) lên chơi giải hạng Nhất (First Division) và giành được một số thành tích nhất định: Á Quân giải hạng nhất mùa 1982-83, được thi đấu Cúp UEFA mùa 1983-84, vào đến chung kết Cúp FA năm 1984.Jones 1996, p. 275.[5] Giai đoạn 10 năm sau đó (1987-1997), Watford trở nên sa sút trước khi Taylor trở lại làm huấn luyện viên trưởng. Ông lại góp công dẫn dắt câu lạc bộ từ một đội bóng hạng Hai (Second Division) lên chơi giải bóng đá chuyên nghiệp Premier League. Mùa giải 2013-2014, Watford thi đấu tại Giải vô địch bóng đá Anh – giải đấu cao thứ hai của bóng đá Anh.[6]

Watford hiện đang thuộc sở hữu của Gia đình Pozzo; đây cũng là chủ nhân của các câu lạc bộ Udinese CalcioÝ, Granada CFTây Ban Nha.[7] Elton John, chủ sở hữu câu lạc bộ trong cả hai giai đoạn thành công dưới thời Graham Taylor, cùng với ông này, là những chủ tịch danh dự của câu lạc bộ.

Năm 2015, Watford đoạt quyền lên hạng sau khi giành vị trí á quân tại Giải Hạng Nhất (mất ngôi đầu vào tay AFC Bournemouth ở vòng cuối). Họ sẽ chơi ở Giải Ngoại hạng từ mùa giải sau

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Những mùa giải đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Watford Rovers được thành lập năm 1881 bởi Henry Groverand, người tiếp tục chơi cho câu lạc bộ ở vị trí hậu vệ.[8][9] Rovers ban đầu chỉ toàn các cầu thủ nghiệp dư, tổ chức những trận sân nhà tại một vài địa điểm của thị trấn Watford.[9][10] Đội bóng lần đầu tiên thi đấu tại cúp FA trong mùa 1886-87, và năm 1989 Watford đoạt cúp County Cup lần đầu tiên. Đội đã trở thành một phần bóng đá của những câu lạc bộ thể thao Tây Hertfordshire và sau đó chuyển đến một vùng đất trên đường Cassio. Sau khi đổi tên là Tây Hertfordshire năm 1893, Rovers gia nhập Southern Football League năm 1986, và bắt đầu trả lương những cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp năm 1987. Tây Hertfordshire sáp nhập với kình địch cùng địa phương Watford St Mary năm 1898; đội sau khi sáp nhập được đặt tên là câu lạc bộ bóng đá Watford.[10]

The head and shoulders of a man, wearing a hat and coat.
Cầu thủ phục vụ lâu năm Skilly Williams là lựa chọn đầu tiên của Watford cho vị trí thủ môn từ năm 1914 đến 1926.

Sau khi bị rớt xuống giải Southern League Second Division (giải Hạng hai miền nam) năm 1903, Watford bổ nhiệm huấn luyện viên trưởng đầu tiên của đội - cựu vua phá lưới giải Hạng nhất và tuyển thủ Anh John Goodall. Ông là người dẫn dắt Watford thăng hạng và giữ đội bóng ở trong giải đấu đến khi ông ra đi năm 1910.[11] Mặc dù có những hạn chế về tài chính, Watford vẫn đoạt danh hiệu Southern League trong mùa 1914-15 dưới thời người kế nhiệm Harry Kent. Watford giữ chức vô địch trong năm năm sau khi Southern League bị gián đoạn trong lúc diễn ra thế chiến thứ nhất - sau khi kết thúc mùa 1919-20 ở vị trí á quân trên bàn thắng trung bình, câu lạc bộ đã từ bỏ giải Southern League để gia nhập giải đấu mới Football League Third Division.[12]

Thời kì hậu chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu đồ thứ hạng hàng năm của Watford tại giải đấu bóng đá Anh.

Khi bóng đá trở lại năm 1946 thì Watford vẫn nằm trong giải Third Division South (giải hạng ba phía Nam). Việc kết thúc ở vị trí 23 trong mùa 1950-51 nghĩa là câu lạc bộ phải áp dụng bỏ phiếu bầu vào giải đấu thêm một lần, song một lần nữa những đội bóng ở giải Hạng nhất và Hạng hai đều nhất trí bỏ phiếu cho Watford ở lại giải đấu.[13] McBain trở lại năm 1956,[11] và đội bóng ở lại giải đến năm 1958; giải được tái cấu trúc thành bốn hạng đấu vô địch quốc gia cho mùa 1958-59 và Watford được xếp ở giải hạng bốn. Ron Burgess thay thế McBain trong mùa giải đó, và nối tiếp là chiến dịch Burgess nắm quyền quảng bá giải bóng đá đầu tiên của Watford. Đội bóng này bao gồm vua phá lưới giải hạng Bốn Cliff Holton,[14] người lập kỷ lục 42 bàn thắng tại giải đấu trong mùa đó. Holton được bán cho Northampton sau khi ghi 34 bàn thắng khác, làm số đông người hâm mộ rất giận dữ.[15] Burgess được kế nhiệm bởi Bill McGarry, người mua những cầu thủ mới như Charlie LiveseyRon Saunders, và mùa giải duy nhất tại câu lạc bộ của ông đã đưa đội bóng đến thứ hạng cao nhất họ từng có được: vị trí thứ ba tại giải Hạng ba.[16] Thủ môn 18 tuổi người Bắc Ireland Pat Jennings cũng góp mặt dưới triều đại McGarry và có trận ra mắt quốc tế dù anh chỉ là một cầu thủ ở giải Hạng ba.[17]

Đội hình xuất phát của Watford cho trận chung kết cúp FA 1984. Paul Atkinson vào sân từ ghế dự bị; Graham Taylor huấn luyện đội bóng.[5]

Thời kì Elton John

[sửa | sửa mã nguồn]

Người hâm mộ Watford suốt đời là Elton John trở thành chủ tịch câu lạc bộ năm 1976. Ca sĩ này tuyên bố tham vọng sẽ đưa đội bóng tiến đến giải Hạng nhất và sa thải người kế nhiệm của Kirby là Mike Keen vào tháng 4 năm 1977.[18] Khi Graham Taylor được bổ nhiệm thay thế Keen, câu lạc bộ vẫn đang ở giải Hạng bốn.[19] Taylor đã có bước thăng tiến trong mùa giải đầu tiên của ông; Watford đoạt danh hiệu giải Hạng bốn, thiết lập kỷ lục nhiều chiến thắng nhất, ít trận thua nhất, nhiều bàn thắng nhất và ít bàn thủng lưới nhất trong giải đấu.[20] Bước tiến đến giải Hạng hai diễn ra ở mùa kế tiếp 1978–79, và Ross Jenkins kết thúc mùa giải khi trở thành vua phá lưới của giải đấu với 29 bàn thắng. Watford củng cố vững chắc vị trí thứ 18 và 9 khi kết thúc hai mùa giải sau đó, đồng thời đảm bảo việc thăng hạng lên chơi tại giải Hạng nhất lần đầu tiên trong mùa 1981-82, kết thúc mùa ở vị trí á quân sau kình địch Luton Town.[19][21]

Watford bắt đầu mùa 1982-83 với bốn chiến thắng trong năm trận mở màn giải đấu; trong khoảng bảy năm, câu lạc bộ đã leo từ vị trí dưới đáy hạng đấu thấp nhất của The Football League lên vị trí đầu bảng của hạng đấu cao nhất.[22][23] Watford không thể duy trì thách thức bảo vệ ngôi vương, nhưng cuối cùng kết thúc mùa giải ở vị trí thứ hai sau Liverpool, đảm bảo một tấm vé dự UEFA Cup ở mùa giải kế tiếp. Luther Blissett kết thúc mùa là vua phá lưới First Division, trước khi ký hợp đồng với câu lạc bộ Ý ở Serie AMilan với giá 1 triệu £ vào cuối mùa giải đó.[24] Sau đó họ tiến đến trận chung kết cúp FA 1984, nơi đội để thua trước Everton.[5] Sau khi dẫn dắt Watford kết thúc ở vị trí thứ chín trong mùa 1986-87, Taylor đã rời câu lạc bộ để đến huấn luyện Aston Villa.[19]

Quản lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Two men wearing yellow shirts, red shorts and red socks, standing on a grass field. Both appear to be celebrating: one man has his arms aloft, the other is following him.
Nyron Nosworthy ăn mừng pha lập công vào lưới Cardiff City trong mùa 2011–12.

Tình hình tài chính yếu kém của Watford lộ rõ vào mùa 2002-03 sau sự phá sản của ITV Digital.[25][26] Câu lạc bộ đang đối mặt với việc quản lý, nhưng một thỏa thuận của cầu thủ và nhân viên khi hoãn lương 12% đã giúp cho dòng tiền mặt của đội, và việc tiến đến bán kết cúp FA cũng đem lại nguồn thu nhập quan trọng.[27][28] Những khó khăn tài chính khiến một lượng lớn cầu thủ thanh lý hợp đồng mùa hè năm đó. Sau khi trụ vững trong mùa 2003-04, mùa giải tiếp theo khởi đầu thuận lợi với việc câu lạc bộ nằm ở nửa trên Championship vào cuối tháng 9. Tuy nhiên tình trạng nghèo nàn khiến câu lạc bộ rơi xuống đáy bảng xếp hạng. Mặc dù tiến tới trận bán kết League Cup, tình hình tài chính của Watford không được cải thiện làm Lewington bị sa thải vào tháng 3 năm 2005.[29] Người kế nhiệm của ông là Aidy Boothroyd[30] tiếp tục công việc đưa câu lạc bộ trụ lại tại Championship.[6]

Trở lại giải Ngoại hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Watford kết thúc ở vị trí thứ ba tại giải trong mùa giải trọn vẹn đầu tiên của Boothroyd và đánh bại Leeds United 3-0 trong trận play-off thăng hạng lên chơi ở Premier League. Nhưng đội bóng đã không có nổi một chiến thắng tại giải Ngoại hạng đến tháng 11, và Ashley Young bị bán cho Aston Villa với mức phí chuyển nhượng kỷ lục của câu lạc bộ 9.65 triệu £ vào tháng 1 năm 2007.[31] Watford kết thúc ở đáy bảng xếp hạng với vỏn vẹn năm trận thắng nhưng tiến tới trận bán kết cúp FA.[32] Boothroyd tiếp tục làm huấn luyện viên và chi tiêu khá nặng tay để mua cầu thủ, trong đó bao gồm mức phí kỷ lục 3.25 triệu £ của câu lạc bộ cho Nathan Ellington.[33] Watford dẫn đầu Championship sớm với khoảng cách vài điểm trong mùa 2007-08 nhưng chỉ kết thúc ở vị trí thứ sáu; đội bóng của Boothroyd còn bị thua thảm hại 6-1 trước Hull City trong trận bán kết play-off.[34] Boothroyd rời câu lạc bộ theo thỏa thuận chung sau ba tháng vào mùa 2008-09 khi Watford đứng ở vị trí thứ 21 trên bảng xếp hạng Championship.[30]

Thời kì gia đình Pozzo

[sửa | sửa mã nguồn]

Championship

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau mùa giải 2012-13 thành công khi chứng kiến một giải đấu tốt nhất với 65 bàn ghi được, cuối cùng Watford kết thúc ở vị trí thứ ba tại Championship, suýt nữa bỏ lỡ cơ hội thăng hạng khi kém hai điểm sau Hull. Trong trận bán kết play-off thăng hạng, Watford bị Leicester City 1-0 ở lượt đi, nhưng thắng 3-1 trên sân nhà khi Troy Deeney lập công ở phút bù giờ cuối cùng sau khi Leicester bỏ lỡ trên chấm phạt đền để tiến đến trận chung kết.[35] Watford bị Crystal Palace đánh bại 2-1 trong trận chung kết 1-0 bởi bàn thắng ở hiệp phụ của Kevin Phillips.[36]

Watford tiến vào mùa 2013-14 một cách tràn đầy tự tin. Họ bắt đầu mùa giải với những kết quả tích cực, bao gồm chiến thắng 6-1 trước Bournemouth và 5-1 trước Barnsley. Tuy nhiên phong độ của câu lạc bộ sớm giảm xuống và Watford đã vật lộn khi thua năm trận sân nhà liên tiếp. Chính phong độ túng thiếu này cuối cùng dẫn đến sự ra đi của Gianfranco Zola khỏi câu lạc bộ. Vào tháng 12 năm 2013, Watford bổ nhiệm Beppe Sannino làm huấn luyện viên trưởng mới và kết thúc mùa 2013-14 ở vị trí thứ 13.[37]

Premier League

[sửa | sửa mã nguồn]

Slaviša Jokanović rời Watford vào cuối bản hợp đồng một năm sau khi anh và câu lạc bộ không đạt được thỏa thuận gia hạn hợp đồng mới; thay thế ông là huấn luyện viên người Tây Ban Nha Quique Sánchez Flores.[38] Trận đấu đầu tiên của Watford trong lần trở lại sân chơi giải Ngoại hạng là trận hòa 2-2 với Everton.[39] Watford tiến tới trận bán kết cúp FA với bàn thắng tuyệt với của tiền vệ Adlène Guedioura.[40]

Lịch sử áo đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Trang phục của Watford là áo xanh và quần trắng từ năm 1927 đến 1959.
Câu lạc bộ đã chuyển sang sự kết hợp giữa áo vàng và quần đen trong mùa 1959–60.

Màu áo thi đấu của Watford đã thay đổi đáng kể trong tiến trình lịch sử của câu lạc bộ. Mùa áo đặc trưng của Watford kết hợp khác nhau của các sọc màu đỏ, xanh lá cây và màu vàng, trước khi một màu sắc mới là màu đen và trắng đã được thông qua cho mùa giải 1909-1910. Những màu sắc kể trên được giữ lại cho đến những năm 1920, khi câu lạc bộ giới thiệu một chiếc áo sơ mi màu xanh và quần màu trắng.[41] Sau đó, có sự thay đổi về màu áo sơ mi vàng và quần ngắn màu đen trong mùa giải 1959-1960. Cho đến năm 1976, khi hai màu chủ đạo là màu đỏ và màu vàng được thống nhất lại thành màu vàng. Đó là màu sắc mà Câu lạc bộ vẫn tiếp tục sử dụng trong màu áo truyền thống vào thế kỷ 21.[42]

Những nhà sản xuất và tài trợ áo đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Thời gian Nhà sản xuất Nhà tài trợ
1974–1982 Umbro
1982–1985 Iveco
1985–1988 Solvite
1988–1989 Eagle Express
1989–1991 Herald & Post
1991–1993 Bukta RCI
1993–1995 Hummel Blaupunkt
1995–1996 Mizuno
1996–1998 CTX
1998–1999 Le Coq Sportif
1999–2001 Phones 4u
2001–2003 Kit@ Toshiba
2003–2005 Total
2005–2007 Diadora Loans.co.uk
2007–2009 Beko
2009–2010 Joma Evolution HDTV
2010–2012 Burrda Burrda
2012–2013 Puma Football Manager
2013–2016 138.com
2016– Dryworld

Sân vận động

[sửa | sửa mã nguồn]
Người hâm mộ của Watford tại sân Vicarage Road, vào cuối mùa giải 1999–2000

Watford Rovers từng chơi tại một số sân vào cuối thế kỷ 19, bao gồm Cassiobury Park, Vicarage Meadow và Market Street, Watford. Năm 1890, đội bóng chuyển đến đường Cassio và ở đó trong 32 năm, trước khi chuyển đến sân vận động hiện tại của Watford ở gần đường Vicarage.[10] Sân vận động mới ban đầu do Nhà máy bia Benskins sở hữu; câu lạc bộ thuê sân cho đến năm 2001 khi họ mua được toàn quyền sở hữu đất. Tuy nhiên tình hình tài chính của đội bóng trở nên tồi tệ sau thương vụ trên, và năm 2002 Watford bán sân với giá 6 triệu £ đi kèm với thỏa thuận Watford được phép mua lại sân vận động với giá 7 triệu £ trong tương lai. Watford đã nhận quyền lựa chọn năm 2004 khi sử dụng một chiến dịch ủng hộ và tài trợ của những người hâm mộ gọi là "Hãy mua lại sân Vic".[43]

Cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến 8 tháng 9 năm 2021[44][45]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Anh Ben Foster
2 HV Anh Jeremy Ngakia
3 HV Anh Danny Rose
4 TV Nigeria Peter Etebo (mượn từ Stoke City)
5 HV Nigeria William Troost-Ekong
6 TV Maroc Imran Louza
7 Na Uy Joshua King
8 TV Anh Tom Cleverley (đội phó)
9 Anh Troy Deeney (đội trưởng)
10 Brasil João Pedro
11 HV Maroc Adam Masina
12 TV Thụy Điển Ken Sema
15 HV Bắc Ireland Craig Cathcart
16 TV Anh Dan Gosling
17 Anh Ashley Fletcher
18 TV Thổ Nhĩ Kỳ Ozan Tufan (mượn từ Fenerbahçe)
Số VT Quốc gia Cầu thủ
19 TV Pháp Moussa Sissoko
20 TV Bồ Đào Nha Domingos Quina
21 HV Tây Ban Nha Kiko Femenía
23 Sénégal Ismaïla Sarr
25 Nigeria Emmanuel Dennis
26 TM Áo Daniel Bachmann
27 HV Bỉ Christian Kabasele
29 Colombia Cucho Hernández
31 HV Chile Francisco Sierralta
32 HV Anh Mattie Pollock
33 TV Slovakia Juraj Kucka
34 Anh Kwadwo Baah
35 TM Cộng hòa Ireland Rob Elliot

Cho mượn

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
18 Jamaica Andre Gray (tại Queens Park Rangers đến 31 tháng 5 2022)
20 TV Bồ Đào Nha Domingos Quina (tại Fulham đến 31 tháng 5 2022)
24 TV Nigeria Tom Dele-Bashiru (tại Reading đến 31 tháng 5 2022)
32 HV Anh Mattie Pollock (tại Cheltenham Town đến 31 tháng 5 2022)
36 Anh Joseph Hungbo (tại Ross County đến 31 tháng 5 2022)
Số VT Quốc gia Cầu thủ
TM Thụy Điển Pontus Dahlberg (tại Doncaster Rovers đến 31 tháng 5 2022)
Scotland Dapo Mebude (tại AFC Wimbledon đến 31 tháng 5 2022)
Đan Mạch Philip Zinckernagel (tại Nottingham Forest đến 31 tháng 5 2022)
Argentina Ignacio Pussetto (tại Udinese đến 30 tháng 6 2022)
Venezuela Adalberto Peñaranda (tại UD Las Palmas đến 30 tháng 6 2022)

Các quan chức câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Tên
Huấn luyện viên trưởng Slaviša Jokanović
Trợ lý 1 Ruben Martinez
Trợ lý 2 Javier Pereira
Trợ lý 3 Dean Austin
Giám đốc điều hành Luke Dowling
Huấn luyện viên trưởng học viện Chris McGuane
Huấn luyện viên thủ môn Alec Chamberlain
Huấn luyện viên thủ môn Paolo De Toffol
Bác sĩ Richard Collinge
Bác sĩ vật lý trị liệu Kevin Powell
Trưởng ban Khoa học Thể thao Giovanni Brignardello
Phân tích hiệu suất Ben Dixon
Quản lý áo đấu Will Jones
Huấn luyện viên thể lực Alberto Escobar

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Chiến thắng trận play-off vào năm 2006 trước Leeds United để thăng hạng Premier League.[46]
Danh hiệu Mùa giải
Football League First Division Á quân 1982–83
Football League Second Division Á quân 1981–82, 2014-15
Chiến thắng Play-off 1998–99
Football League Championship Á quân 2014–15
Chiến thắng Play-off 2005–06
Á quân Play-off 2012–13
Football League Third Division Vô địch 1968–69, 1997–98
Á quân 1978–79
Football League Fourth Division Vô địch 1977–78
Southern Football League Vô địch 1914–15
Á quân 1919–20
Cúp FA Á quân 1983–84

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Premier League Handbook 2019/20” (PDF). Premier League. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2019.
  2. ^ "Club Statement". watfordfc.com. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ “History of Watford FC – Grounds”. Watford Football Club. ngày 9 tháng 9 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2009.
  4. ^ “Watford – Historical football kits”. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2009.
  5. ^ a b c “Classic Cup Finals: 1984”. The Football Association. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2009.
  6. ^ a b Brown, Tony. "Watford history 1975 to date" Lưu trữ 2011-04-16 tại Wayback Machine. Statto.com. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2012.
  7. ^ "Udinese's Pozzo family complete Watford takeover". BBC Sport. ngày 29 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2012.
  8. ^ “They shaped the club”. Watford Football Club. ngày 29 tháng 5 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2009.
  9. ^ a b Jones 1996, p. 15.
  10. ^ a b c Jones 1996, pp. 8–9.
  11. ^ a b Jones 1996, pp. 267–274.
  12. ^ Jones 1996, p. 267.
  13. ^ Twdell, Dave (2001). Denied F.C.: The Football League Election Struggles. Yore Publications. tr. 18. ISBN 978-1-874427-98-8.
  14. ^ Ross, James M. (ngày 15 tháng 7 năm 2011) "English league leading goalscorers". Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2012.
  15. ^ Jones 1996, p. 123.
  16. ^ Jones 1996, pp. 147, 151, 205, 272–273.
  17. ^ “Pat Jennings”. Irish Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2016.
  18. ^ Phillips, Oliver (ngày 21 tháng 1 năm 2002). "Bitter times give way at last". Watford Observer. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  19. ^ a b c “Graham Taylor profile”. BBC Sport. ngày 5 tháng 2 năm 2002. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2009.
  20. ^ Brown, Tony. "English Division Four (old) 1977–1978: Table Lưu trữ 2016-07-28 tại Wayback Machine. Statto.com. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2012.
  21. ^ Brown, Tony. "English Division Two (old) 1981–1982: Table" Lưu trữ 2017-04-09 tại Wayback Machine. Statto.com. Truy cập 29 tháng 7 năm 2016.
  22. ^ Brown, Tony. "Watford 1975–1976: English Division Four (old) Table" Lưu trữ 2015-09-24 tại Wayback Machine. Statto.com. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2016.
  23. ^ Brown, Tony. "Watford 1982–1983 English Division One (old): Table on 11.09.1982." Lưu trữ 2015-09-24 tại Wayback Machine. Statto.com. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2016.
  24. ^ “Star striker Blissett heads for new life at Italy's AC Milan”. Watford Observer. ngày 6 tháng 7 năm 1983. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2009.
  25. ^ “Watford in financial peril”. BBC Sport. ngày 24 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2009.
  26. ^ “Vialli sues Watford”. BBC Sport. ngày 7 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2011.
  27. ^ “Hornets eye stadium repurchase”. BBC Sport. ngày 13 tháng 3 năm 2003. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2009.
  28. ^ “Watford players agree pay cut”. BBC Sport. ngày 25 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2009.
  29. ^ "Watford dismiss manager Lewington". BBC Sport. ngày 22 tháng 3 năm 2005. Truy cập 29 tháng 7 năm 2016.
  30. ^ a b “Boothroyd leaves Watford position”. BBC Sport. ngày 3 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2009.
  31. ^ “Young completes £9.65m Villa move”. BBC Sport. ngày 23 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2009.
  32. ^ McNulty, Phil (ngày 14 tháng 4 năm 2007). "Watford 1–4 Man Utd". BBC Sport. Truy cập 29 tháng 7 năm 2016.
  33. ^ “Watford sign Ellington for £3.25m”. BBC Sport. ngày 29 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2009.
  34. ^ McNulty, Phil (ngày 14 tháng 5 năm 2008). "Hull 4–1 Watford (agg 6–1)". BBC Sport. Truy cập 29 tháng 7 năm 2016.
  35. ^ Mandeep Sanghera (12 tháng 5 năm 2013). “Watford 3-1 Leicester City”. BBC Sport. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2016.
  36. ^ Paul Fletcher (27 tháng 5 năm 2013). “Crystal Palace 1-0 Watford aet”. BBC Sport. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2016.
  37. ^ John Percy (18 tháng 12 năm 2013). “Watford name Giuseppe Sannino as new manager”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2016.
  38. ^ “OFFICIAL CONFIRMATION: Flores Installed as New Watford FC Head Coach”. Watford FC. ngày 5 tháng 6 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2015.
  39. ^ “PREMIER LEAGUE FIXTURES: Hornets Travel To Everton On Opening Day”. Watford FC. ngày 17 tháng 6 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2015.
  40. ^ “Arsenal 1–2 Watford – BBC Sport”. BBC Sport. ngày 13 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2016.
  41. ^ Moore, Glenn (ngày 19 tháng 4 năm 2008). "Anyone's race: Top of the league". The Independent. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2012.
  42. ^ "FA Cup fifth round as it happened". BBC Sport. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2012.
  43. ^ Phillips, Oli (ngày 6 tháng 8 năm 2004). “Watford seal Vicarage Road Deal”. Watford Observer. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2009.
  44. ^ “First-team squad”. Watford F.C. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2018.
  45. ^ “2017/18 squad numbers”. Watford F.C. ngày 3 tháng 8 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2017.
  46. ^ "Leeds 0–3 Watford". BBC Sport. ngày 21 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2012.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]