Bước tới nội dung

Cộng hòa Texas

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Texas
Republic of Texas (tiếng Anh)
República de Tejas (tiếng Tây Ban Nha)
1836–1845
Cờ Texas
Cờ
Con dấu Texas
Con dấu
Location of Texas
Tổng quan
Thủ đôWashington-on-the-Brazos
Harrisburg
Galveston
Velasco
Columbia
Houston
Austin
Ngôn ngữ thông dụngtiếng Anh (trên thực tế) tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đứccác tiếng bản thổ Mỹ theo vùng
Chính trị
Chính phủCộng hòa tổng thống
Tổng thống1 
• 1836-1838
Sam Houston
• 1838-1841
Mirabeau B. Lamar
• 1841-1844
Sam Houston
• 1844-1845
Anson Jones
Phó tổng thống1 
• 1836-1838
Mirabeau B. Lamar
• 1838-1841
David G. Burnet
• 1841-1844
Edward Burleson
• 1844-1845
Kenneth L. Anderson
Lịch sử 
2 tháng 3 1836
29 tháng 12 1845
• Chuyển quyền
19 tháng 2 năm 1846
Địa lý
Diện tích 
• 1840
1.007.935 km2
(389.166 mi2)
Dân số 
• 1840
70000
Kinh tế
Đơn vị tiền tệĐô la Cộng hòa Texas ($)
Tiền thân
Kế tục
Coahuila y Tejas
Đệ Nhất Cộng hòa México
Louisiana
Texas
1Lâm thời (16 tháng 3-22 tháng 10 năm 1836): Tổng thống: David G. Burnet, Phó tổng thống Lorenzo de Zavala

Cộng hòa Texas là một cựu quốc gia có chủ quyền tại Bắc Mỹ, nằm giữa Hoa KỳMéxico. Cộng hòa Texas tồn tại từ năm 1836 đến năm 1845. Nó được thành lập như là một nước cộng hòa ly khai khỏi México bằng cuộc Cách mạng Texas. Quốc gia này đã tuyên bố chủ quyền trên một vùng đất bao gồm toàn bộ tiểu bang Texas ngày nay của Hoa Kỳ cũng như một phần của các tiểu bang ngày nay là New Mexico, Oklahoma, Kansas, Colorado, và Wyoming dựa theo Các hiệp ước Velasco giữa nước cộng hòa Texas mới được thành lập và México. Biên giới phía đông của nó và Hoa Kỳ đã được xác định qua Hiệp ước Adams-Onís giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha vào năm 1819. Biên giới cận tây nhất và biên giới miền nam với México lúc đó vẫn đang trong vòng tranh chấp trong suốt thời gian tồn tại của cộng hòa này. Texas tuyên bố rằng biên giới là Rio Grande nhưng México thì cho rằng Sông Nueces là biên giới. Cuộc tranh chấp này sau đó trở thành ngòi nổ cho Chiến tranh Hoa Kỳ-México sau khi Hoa Kỳ sáp nhập Texas.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Texas không phải là tiểu bang duy nhất của México ly khai khỏi México và tuyên bố độc lập. Các tiểu bang khác của México gồm có Coahuila, Nuevo Leon, và Tamaulipas cùng ly khai khỏi México và thành lập cộng hòa liên bang ngắn ngủi cho họ có tên gọi là Cộng hòa Rio Grande với Laredo là thủ đô - thành phố này ngày nay thuộc tiểu bang Texas. Tiểu bang Yucatán của México cũng đã tách ra và thành lập Cộng hòa Yucatán. Một số tiểu bang khác của México cũng xảy ra nổi loạn trong đó có San Luis Potosí, Querétaro, Durango, Guanajuato, Michoacán, JaliscoZacatecas. Tuy nhiên, phạm vi nổi loạn của Texas thì khác biệt với các tỉnh/tiểu bang khác của México tìm cách tuyên bố độc lập.

Cuộc nổi dậy Texas được tiến hành bởi các di dân người Mỹ da trắng, không phải tất cả đều là di dân hợp pháp. Chính vì sự thật này mà Texas là cựu tiểu bang duy nhất của México nuôi dưỡng ý định gia nhập vào Hoa Kỳ hoàn toàn theo ý muốn của mình. Texas cũng là tiểu bang duy nhất của México ly khai để giành độc lập từ México.

Tất cả các tiểu bang nổi loạn của México bao gồm cả Texas tỏ ra khó chịu với Tổng thống Antonio López de Santa Anna về việc bãi bỏ Hiến pháp México 1824, giải tán quốc hội và thay đổi cấu trúc chính phủ México từ một chính phủ liên bang sang một chính phủ trung ương tập quyền. Thực tế, Yucatán, đã tuyên bố độc lập, cho biết là có ý nguyện tái gia nhập liên bang México nếu chính phủ liên bang được tái lập.

Các cử tri Texas đã bầu lên một quốc hội gồm 14 thượng nghị sĩ và 29 dân biểu vào tháng 9 năm 1836. Hiến pháp Cộng hòa Texas cho phép tổng thống đầu tiên phục vụ chỉ hai năm. Nó cũng ấn định nhiệm kỳ 3 năm cho tất cả các tổng thống kế tiếp.

Trở thành tiểu bang Hoa Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ México, 1835-1846.

Ngày 28 tháng 2 năm 1845, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một đạo luật cho phép Hoa Kỳ sáp nhập Cộng hòa Texas. Ngày 1 tháng 3, Tổng thống Hoa Kỳ John Tyler ký đạo luật này. Lập pháp Hoa Kỳ định ngày sáp nhập là 29 tháng 12 cùng năm. Đối diện với việc Hoa Kỳ sáp nhập Texas, Charles Elliot và Alphonse de Saliny là hai bộ trưởng Pháp và Vương quốc Anh đặc trách liên lạc với Texas được chính phủ của họ phái đến Thành phố México. Cùng họp chung với bộ trưởng ngoại giao México, họ đã ký một "Đạo luật Ngoại giao" trong đó México đồng ý công nhận một Texas độc lập với biên giới được ấn định qua sự trung gian của Anh và Pháp. Tổng thống Texas là Anson Jones đã trình lên cả lời đề nghị từ phía México và từ phía Hoa Kỳ trong một cuộc họp đặc biệt tại Austin. Lời đề nghị của Hoa Kỳ được chấp thuận với chỉ một phiếu chống. Lời đề nghị của México không được đưa ra biểu quyết. Theo sắc lệnh trước của Tổng thống Jones, lời đề nghị của Hoa Kỳ sau đó được đưa ra trưng cầu trên toàn quốc.

Ngày 13 tháng 10 năm 1845, phần đông cử tri của cộng hòa chấp thuận cả lời đề nghị của Hoa Kỳ và bản hiến pháp sắp tới đặc biệt tán thành chủ nghĩa nô lệ và mua bán nô lệ. Bản hiến pháp này sau đó được Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận, biến Texas thành một tiểu bang của Hoa Kỳ trong ngày mà việc sáp nhập có hiệu quả, ngày 29 tháng 12 năm 1845 (vì vậy bỏ qua giai đoạn làm lãnh thổ trước khi trở thành tiểu bang)[1]. Một trong những động cơ thúc đẩy cho việc sáp nhập (ngoài động cơ chính muốn được hợp quần với người anh em Hoa Kỳ cùng chung văn hóa-chủng tộc Anglo-Mỹ) là vì chính phủ Texas bị mắc nợ khổng lồ và Hoa Kỳ đồng ý gánh vác nợ sau khi sáp nhập. Năm 1852, để trả lại nợ cho Hoa Kỳ, một phần lớn lãnh thổ mà Texas tuyên bố chủ quyền (hiện nay là một phần của Colorado, Kansas, Oklahoma, New Mexico, và Wyoming) bị cắt nhường cho chính phủ liên bang.

Các tổng thống và phó tổng thống

[sửa | sửa mã nguồn]
Các tổng thống và phó tổng thống Cộng hòa Texas với các kết quả bầu cử
Từ Đến Tổng thống Phó tổng thống Ứng viên
tổng thống
Số phiếu
tổng thống
Ứng viên phó
tổng thống
Số phiếu
phó tổng thống
16-03-1836 22-10-1836 David G. Burnet
    (lâm thời)
Lorenzo de Zavala
    (lâm thời)
22-09-1836 10-12-1838 Sam Houston Mirabeau B. Lamar Sam Houston
Henry Smith
Stephen F. Austin
5119
743
587
Mirabeau B. Lamar
10-12-1838 13-02-1841 Mirabeau B. Lamar David G. Burnet Mirabeau B. Lamar
Robert Wilson
6995
252
David G. Burnet
13-12-1841 09-12-1844 Sam Houston Edward Burleson Sam Houston
David G. Burnet
7915
3619
Edward Burleson
Memucan Hunt
6141
4336
09-12-1844 19-02-1846 Anson Jones Kenneth L. Anderson Anson Jones
Edward Burleson
__
__
Kenneth L. Anderson

Những nhân vật nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]
Stephen F. Austin, được biết như là "Vị cha già của Texas"

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Avalon Project at Yale Law School: Texas - From Independence to Annexation”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]