Bước tới nội dung

Lao động thặng dư

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lao động thặng dư là một khái niệm được sử dụng bởi Karl Marx trong bài phê bình kinh tế chính trị của ông. Nó tồn tại khi mà khối lượng lao động được thực hiện vượt quá khối lượng lao động mà người lao động cần thực hiện để cung cấp đủ điều kiện sinh sống cho chính họ ("lao động cần thiết"). Từ "thặng dư" trong ngữ cảnh này có nghĩa là khối lượng lao động thêm mà người lao động phải làm trong công việc của họ, vượt quá số tiền mà họ có được. Theo học thuyết kinh tế của Marx, lao động thặng dư thường là để chỉ những lao động không được đền bù (trả công). Học thuyết kinh tế của Marx coi lao động thặng dư như là một nguồn quan trọng nhất của những lợi nhuận tư bản.

Nguồn gốc của lao động thặng dư

[sửa | sửa mã nguồn]

Marx đã giải thích nguồn gốc của lao động thặng dư qua những từ sau:

"Chỉ sau khi loài người tự nâng họ vượt lên khỏi bậc động vật, vì thế khi đó lao động của họ ở một mức độ nào đó đã được xã hội hóa, và cũng chính lúc đó trạng thái của mọi vật nảy sinh mà trong số đó lao động thặng dư đã trở thành một điều kiện của sự tồn tại của những cái khác. Trong buổi bình minh của nền văn minh năng suất mà người lao động đạt được còn thấp, nhưng những nhu cầu phát triển cùng với nó cũng vậy và chỉ là để thỏa mãn họ. Hơn nữa, ở thời kỳ đầu, tỉ lệ xã hội sống trên lao động của người khác vô cùng nhỏ so với khối lượng những người sản xuất trực tiếp. Cùng với sự phát triển của năng suất lao động, tỷ lệ nhỏ đó trong xã hội cũng tăng lên một cách vừa tuyệt đối vừa tương đối. Bên cạnh đó, tư bản với những mối quan hệ đi cùng với nó đã sinh sôi nảy nở từ một vùng đất kinh tế, đó là sản phẩm của sự phát triển. Năng suất lao động, cái mà đã phục vụ như nguồn gốc, như điểm bắt đầu của nó, là một món quà, không phải cái gì của tự nhiên, nhưng lại là của lịch sử hàng ngàn thế kỷ."

Sự xuất hiện lịch sử của lao động thặng dư, theo Marx, cũng liên hệ đến sự phát triển của trao đổi (sự trao đổi kinh tế về hàng hóa và dịch vụ) và liên quan đến sự xuất hiện của sự phân hóa giai cấp xã hội. Một khi một sản phẩm thặng dư cố định có thể được sản xuất thì câu hỏi về đạo đức chính trị nảy sinh: nó sẽ được chia thế nào, và lợi ích của lao động thặng dư sẽ dành cho ai. Mạnh thì thắng yếu, và những thành phần ưu tú của xã hội có thể nắm quyền kiểm soát lao động thặng dư và sản phẩm thặng dư của những người dân lao động; họ có thể dựa vào lao động của những người khác.

Lao động, thứ đủ năng suất để tạo ra lao động thặng dư, trong nền kinh tế tiền tệ, là cơ sở quan trọng cho việc chiếm hữu giá trị thặng dư từ những lao động đó. Cách mà sự chiếm hữu này chính xác sẽ được thực hiện được quyết định bởi những quan hệ sản xuất phổ biến và sự cân bằng quyền lực giữa những tầng lớp trong xã hội.

Theo Marx, tư bản có nguồn gốc từ những hoạt động thương mại – mua để bán – và sự cho thuê dưới nhiều loại hình khác nhau, với mục tiêu là để tích lũy thu nhập (hay giá trị thặng dư) từ giao dịch này. Nhưng, ở thời kỳ đầu, việc này không bao gồm bất kì một phương thức sản xuất tư bản nào; hơn nữa, những thương gia buôn bán và người cho thuê là những người trung gian giữa những nhà sản xuất phi tư bản. Trong suốt chiều dài vận động của lịch sử, những cách cũ để thu hút lao động thặng dư đã dần dần được thay thế bằng những hình thức thương mại của sự bóc lột.

Lao động thặng dư và chủ nghĩa duy vật lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tập 3 của bộ "Tư bản", Marx đã nhấn mạnh vai trò trung tâm của lao động thặng dư:

"Hình thức kinh tế đặc trưng mà trong đó những lao động thặng dư không được trả công được sinh ra bởi những người sản xuất trực tiếp quyết định mối quan hệ giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị, bởi vì nó tự phát triển trực tiếp bên ngoài sự sản xuất và lần lượt tác động trở lại ngay chính nó như là một nhân tố quyết định. Mặc dù vậy, ngay sau khi điều này được hình thành, toàn bộ hệ thống của cộng đồng kinh tế, nhân tố mà bản thân nó phát triển không phụ thuộc vào những quan hệ sản xuất và do đó đồng thời cũng không phụ thuộc vào hình thái chính trị đặc trưng của nó. Luôn luôn là nó: mối quan hệ trực tiếp giữa những người sở hữu những điều kiện sản xuất và những người sản xuất trực tiếp – một mối quan hệ một cách tự nhiên luôn luôn giống như một giai đoạn xác định trong sự phát triển của những phương thức lao động và vì vậy cũng giống như một giai đoạn xác định trong sự phát triển của năng suất lao động xã hội của chính nó – điều đã vạch trần bí mật sâu kín nhất, nền tảng được che giấu của toàn bộ cấu trúc xã hội và với nó hình thức chính trị của mối quan hệ giữa chủ quyền và độc lập, nói tóm lại là hình thức đặc trưng tương ứng của nhà nước. Điều này không ngăn chặn nền tảng kinh tế tương đồng – sự tương đồng trong lập trường về những điều kiện chính của nó – vì vô số những điều kiện hoàn cảnh khác nhau do kinh nghiệm và thử nghiệm mà có, môi trường tự nhiên, những mối quan hệ chủng tộc, những ảnh hưởng bên ngoài mang tính lịch sử v.v từ những sự biến đổi vô hạn và sự thay đổi từ từ của bộ mặt, những thứ mà có thể được tìm hiểu chắc chắn chỉ bằng sự phân tích những điều kiện hoàn cảnh được đưa ra theo kinh nghiệm."

Phát biểu này là nền tảng của chủ nghĩa duy vật của Marx hơn cả do nó chỉ rõ mâu thuẫn giai cấp trong xã hội nhân dân rốt cuộc thì là về cái gì: một nền kinh tế của thời gian, thứ bắt buộc một số người phải làm phần việc mà tất cả lợi ích từ nó sẽ rơi vào tay của một số người khác, trong khi đó những người khác có thể có thời gian rảnh rỗi, thứ mà trong thực tế phụ thuộc vào nỗ lực làm việc của những người phải làm việc.

Trong xã hội hiện đại, lao động hay nghỉ ngơi dường như có thể thường là một lựa chọn, nhưng với phần đông của nhân loại, lao động là chắc chắn là một việc cần thiết, và kết quả là hầu hết mọi người đều liên quan đến lợi ích thực sự mà họ nhận được từ những lao động đó. Họ có thể chấp nhận tỉ lệ bóc lột lao động của họ ở một mức độ nhất định giống như một điều kiện không thể tránh khỏi cho sự tồn tại của họ, nếu họ sống dựa vào tiền công hay lương tháng, nhưng vượt quá những điều đó, họ sẽ ngày càng chống lại nó. Vì vậy, một hệ thống đạo đức riêng hay một quy phạm pháp luật đã phát triển trong xã hội nhân dân và áp đặt giới hạn cho lao động thặng dư, dưới hình thức này hay hình thức khác. Lao động bắt buộc, sự nô lệ, sự ngược đãi thô bạo đối với những người làm công, v.v nói chung sẽ không bao giờ có thể chấp nhận được, mặc dù chúng vẫn còn tiếp diễn; điều kiện làm việc và mức trả công có thể thường xuyên được đưa ra tranh luận trong những phiên tòa về luật pháp.

Lao động thặng dư và trao đổi không ngang giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Marx đã thừa nhận rằng lao động thặng dư có thể không chỉ bị chiếm đoạt trực tiếp trong sản xuất bởi những người chủ xí nghiệp, mà còn trong trao đổi buôn bán. Ngày nay hiện tượng này được gọi là trao đổi không ngang giá. Vì thế, ông nhận xét rằng:

"Từ khả năng lợi nhuận có thể ít hơn giá trị thặng dư, từ đó tư bản [ có thể ] trao đổi sinh lãi mà không tự nhận ra đúng ý nghĩa của nó, kéo theo nó không chỉ là những nhà tư bản cá nhân, mà còn là những quốc gia cũng có thể liên tục trao đổi với một cá nhân khác, thậm chí có thể còn liên tục lặp lại những trao đổi trên một phạm vi mở rộng chưa từng có, trừ phi vì lý do đó mà lợi ích tất yếu ở mức độ công bằng. Một trong những quốc gia có thể liên tục chiếm đoạt cho nó một phần lao động thặng dư của người khác, không trả lại cho họ bất cứ thứ gì trong trao đổi, ngoại trừ việc đó thì phạm vi ở đây không giống như trong trao đổi giữa nhà tư bản và công nhân".

Trong trường hợp này, nhiều sản phẩm trao đổi một cách có hiệu quả cho ít sản phẩm hơn, và một giá trị lớn hơn trao đổi cho một giá trị nhỏ hơn, vì một số có thể chiếm được vị trí vững mạnh hơn trong thị trường, và số khác sẽ có vị trí thấp yếu hơn. Đối với hầu hết các phần trong tập ‘Tư bản’, Marx đã cho rằng trao đổi ngang giá nghĩa là cung và cầu cân bằng; lý luận của ông là kể cả nếu, theo lời phát biểu lý tưởng, không trao đổi không ngang giá nào sẽ diễn ra trong mua bán hàng hóa, và công bằng thị trường hiện hữu, sự bóc lột tuy vậy có thể xảy ra trong những mối quan hệ sản xuất tư bản, bởi vì giá trị của hàng hóa được sản xuất bởi sức lao động vượt quá bản thân giá trị sức lao động của chính nó. Mặc dù vậy Marx đã không bao giờ hoàn thành được sự phân tích của mình về thị trường thế giới.

Trong thế giới thực, những nhà kinh tế chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx như Samir Amin tranh luận rằng, trao đổi không ngang giá diễn ra trong mọi thời điểm, hàm ý những chuyển đổi của giá trị từ nơi này đến một nơi khác, thông qua quá trình trao đổi buôn bán. Vì vậy, càng nhiều trao đổi buôn bán được "toàn cầu hóa", thì sự trung gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ càng lớn; cho nên, những người trung gian chiếm đoạt một phần nhỏ ngày càng tăng của giá trị cuối cùng của những sản phẩm, trong khi đó những người sản xuất trực tiếp thu được chỉ một phần nhỏ của giá trị cuối cùng.

Trao đổi không ngang giá quan trọng nhất thế giới kinh tế ngày nay liên quan đến sự trao đổi giữa hàng hóa nông nghiệp và hàng hóa công nghiệp, nghĩa là phạm trù trao đổi buôn bán ủng hộ hàng hóa công nghiệp chống lại hàng hóa nông nghiệp. Raul Prebisch đã chú thích rằng, điều này thường có nghĩa sản lượng nông nghiệp phải được sản xuất và bán đi ngày càng nhiều, để mua được một lượng hàng hóa công nghiệp cụ thể. Vấn đề này đã trở chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa tại những cuộc gặp WTO gần đây.

Thực tiễn của trao đổi không ngang giá hay trao đổi không công bằng không bao hàm phương thức sản xuất tư bản, thậm chí cũng không bao hàm sự hiện hữu của tiền bạc. Nó chỉ bao hàm những hàng hóa và dịch vụ của giá trị không ngang giá được trao đổi buôn bán, cái gì đó có thể xuyên suốt chiều dài lịch sử thực tiễn trao đổi buôn bán của con người.

Sự phê phán mới trong tư tưởng của Marx về lao động thặng dư

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo nhà kinh tế học Fred Moseley, "lý thuyết kinh tế học tân cổ điển được phát triển, một phần nào đó, là để công kích quan điểm về lao động thặng dư hoặc giá trị thặng dư và để lý luận rằng những công nhân nhận được tất cả những giá trị được hiện thân trong những nỗ lực sáng tạo của họ."

Một vài những phê phán cơ bản mới của học thuyết Marx có thể được bắt gặp trong những công trình của Pearson, Dalton, Boss, Hodgson và Harris.

Nhà phân tích chủ nghĩa Marx John Roemer không thừa nhận cái mà ông ấy gọi là "định nghĩa cơ bản của chủ nghĩa Marx" (sau Michio Morishima): sự tồn tại của lao động thặng dư là cần thiết và là điều kiện đủ cho lợi nhuận. Ông chứng minh rằng định nghĩa này là sai theo logic. Mặc dù vậy, chính Marx chưa bao giờ lý luận rằng lao động thặng dư là một điều kiện đủ cho lợi nhuận, mà chỉ là một điều kiện cơ bản cần thiết (Morishima tập trung vào việc chứng minh rằng, bắt đầu từ sự tồn tại của lợi nhuận được biểu lộ trong những thuật ngữ giá cả, chúng ta có thể rút ra được sự tồn tại của giá trị là một kết quả logic). Năm lý do đó là:

  • Lợi nhuận trong một quá trình hoạt động tư bản "rút cục" cũng chỉ là một khẳng định tài chính đối với những sản phẩm và những lao động bắt buộc được tạo ra bởi những người mà chính họ sản xuất ra những sản phẩm và lao động bắt buộc đó, trong ưu điểm của quyền sở hữu của họ đối với những tài sản tư (của cải tư sản).
  • Lợi nhuận có thể được tạo ra hoàn toàn trong những quá trình trao đổi buôn bán, thứ mà tự chúng rất có thể bị xóa bỏ trong không gian và thời gian khỏi lao động thuộc về hợp tác xã thứ mà những lợi nhuận bao hàm một cách cơ bản.
  • Lao động thặng dư có thể được thực hiện, mà chắc chắn không cần sự ảnh hưởng này tới bất kỳ lợi nhuận nào, bởi vì chẳng hạn như những sản phẩm của lao động đó thất bại trong việc bán đi.
  • Lợi nhuận có thể được tạo ra mà không cần có bất kỳ một lao động nào liên hệ, ví dụ như khi một mảnh đất chưa được cải tạo được bán vì lợi nhuận.*
  • Lợi nhuận có thể được tạo ra bởi một người điều hành tư, người mà không thực hiện lao động thặng dư đối với bất kỳ ai khác, hay cũng không nhất thiết phải chiếm đoạt lao động thặng dư từ bất kỳ một nơi nào khác.

Tất cả mà Marx thực sự lý luận là: lao động thặng dư là một đặc trưng cần thiết của phương thức sản xuất tư bản giống như một điều kiện xã hội chung. Nếu lao động thặng dư đó không tồn tại, những người khác không thể chiếm đoạt lao động thặng dư đó được hoặc những sản phẩm của nó thông qua quyền sở hữu tài sản của họ.

Cũng như vậy, khối lượng lao động không được trả công, lao động tình nguyện hay công việc nhà được thực hiện bên ngoài giới kinh doanh và công nghiệp, theo như được tiết lộ bằng những khảo sát sử dụng thời gian, nó đã làm nảy sinh trong tâm trí một số người theo thuyết nam nữ bình quyền (thí dụ như Marilyn Waring và Maria Miles) một điều là những người theo chủ nghĩa Marx có thể đã đánh giá quá cao tầm quan trọng của lao động thặng dư công nghiệp được thực hiện bởi những người làm công được trả lương, bởi vì khả năng thực sự để thực hiện lao động thặng dư đó, tức là sự tái sản xuất liên tục của sức lao động dựa vào tất cả các thể loại nguồn sống mà bao gồm cả những công việc không được trả công (về một chủ đề thuộc về lý thuyết, xin hãy xem sổ tay của Bonnie Fox). Nói cách khác, công việc được thực hiện trong những hộ gia đình – thường bởi những người mà không hề bán sức lao động của họ cho những xí nghiệp tư bản – đóng góp vào phương tiện sống của những công nhân tư bản, những người có thể thực hiện một khối lượng lao động trao gia đình không đáng kể.

Có thể tranh cãi về khái niệm này bị bóp méo bởi những sự khác biệt to lớn liên quan đến lĩnh vực lao động:

  • ở châu Âu, nước Mỹ, Nhật Bản và châu Đại Dương,
  • những nước công nghiệp hóa mới, và
  • những nước nghèo.

Những đất nước bất đồng sâu sắc với cách mà họ tổ chức và chia sẻ công việc, những tỉ lệ tham gia lao động, và những giờ làm việc được trả lương trong một năm, nó có thể được xác minh một cách dễ dàng từ những dữ liệu của ILO. Xu hướng phân chia lao động chung trên thế giới là để công những dịch vụ công nghệ cao, dịch vụ tài chính và dịch vụ tiếp thị được đặt tại những nước giàu hơn, những nước mà nắm giữ hầu hết những quyền lợi về tài sản trí tuệ và sản xuất vật chất thực sự để đặt ở những nước có mức lương thấp. Thực tế, những nhà kinh tế theo chủ nghĩa Marx biện luận rằng, điều này có nghĩa là lao động của những công nhân trong những nước giàu có được định giá cao hơn so với lao động của những công nhân ở những nước nghèo hơn. Mặc dù vậy, họ dự đoán rằng trên quãng đường của lịch sử, sự hoạt động của quy luật giá trị sẽ có khuynh hướng làm cho những điều kiện sản xuất và việc bán hàng ở những nơi khác nhau trên thế giới bằng nhau.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Kinh tế chính trị Marx-Lenin
Địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch | Giá trị sử dụng | Giá trị thặng dư | Giá trị trao đổi | Lao động thặng dư | Hàng hóa | Học thuyết giá trị lao động | Khủng hoảng kinh tế | Lao động cụ thể và lao động trừu tượng | Lực lượng sản xuất | Phương thức sản xuất | Phương tiện sản xuất | Quan hệ sản xuất | Quy luật giá trị | Sức lao động | Tái sản xuất | Thời gian lao động xã hội cần thiết | Tiền công lao động