Bước tới nội dung

Giải vô địch bóng đá châu Âu 2012

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Euro 2012)
Giải vô địch bóng đá châu Âu 2012
2012 UEFA European Championship - Poland/Ukraine
Mistrzostwa Europy w Piłce Nożnej 2012 (tiếng Ba Lan)
Чемпіонат Європи з футболу 2012 (tiếng Ukraina)
Creating History Together
Razem tworzymy przyszłość
Творимо історію разом
"Cùng nhau làm nên lịch sử"
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàBa Lan
Ukraina
Thời gian8 tháng 6 – 1 tháng 7
Số đội16
Vị trí chung cuộc
Vô địch Tây Ban Nha (lần thứ ba)
Á quân Ý
Thống kê giải đấu
Số trận đấu31
Số bàn thắng76 (2,45 bàn/trận)
Số khán giả1.440.896 (46.481 khán giả/trận)
Vua phá lướiCroatia Mario Mandžukić
Đức Mario Gómez
Ý Mario Balotelli
Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo
Nga Alan Dzagoev
Tây Ban Nha Fernando Torres (cùng 3 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Tây Ban Nha Andrés Iniesta
2008
2016
Đồng hồ đếm ngược đến ngày khai mạc (Lviv, Ukraina)
Những chú dê – biểu tượng của thành phố Poznan được trang trí bởi lá cờ Euro 2012

Giải vô địch bóng đá châu Âu 2012, hay còn gọi là UEFA Euro 2012) là Giải bóng đá vô địch châu Âu lần thứ 14, do Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tổ chức. Vòng chung kết được tổ chức tại Ba LanUkraina từ ngày 8 tháng 6 đến 1 tháng 7 năm 2012. Đây là lần đầu tiên hai quốc gia này đăng cai giải đấu sau khi được Ủy ban điều hành UEFA lựa chọn vào năm 2007. Đây cũng là kỳ Euro lần thứ 3 trong lịch sử và cũng là lần thứ 2 liên tiếp có hai quốc gia đồng đăng cai.[1]

Đây cũng là mùa giải cuối cùng có 16 đội tuyển tranh tài. Từ Euro 2016 trở đi, vòng chung kết có 24 đội. Vòng sơ loại bao gồm 51 đội tuyển tham dự từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011. Giải được tổ chức tại 8 sân vận động, trong đó có 5 sân là được xây mới. Ngoài các sân vận động, hai nước chủ nhà còn đầu tư rất lớn vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như đường sắt và đường bộ, theo yêu cầu của UEFA.

Trận đấu mở màn của giải là trận hòa 1–1 giữa chủ nhà Ba LanHy Lạp trên Sân vận động Quốc gia tại Warszawa vào ngày 8 tháng 6 còn trận đấu cuối cùng diễn ra trên sân vận động Olympic, Kyiv, Ukraina, nơi Tây Ban Nha đã có chiến thắng 4–0 trước Ý.[2] Tây Ban Nha trở thành đội đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch châu Âu, và là đội tuyển châu Âu đầu tiên giành 3 danh hiệu lớn liên tiếp (trước đó là Euro 2008, World Cup 2010). Tuy vậy, do Tây Ban Nha đã được nhận một suất tham dự Cúp Liên đoàn các châu lục 2013 nhờ vô địch World Cup 2010 nên đội á quân Ý sẽ là đại diện cho UEFA tham dự giải đấu trên.[3]

Đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp (sau kỳ Euro 2008 tổ chức tại ÁoThụy Sĩ) chứng kiến các đội tuyển chủ nhà không thể vượt qua vòng bảng.

Cuộc đua giành quyền đăng cai

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu có 7 quốc gia tranh quyền đăng cai tổ chức chung kết Euro 2012 bao gồm: CroatiaHungary, Hy Lạp, Ý, Ba LanUkrainaThổ Nhĩ Kỳ.[4]

Ngày 8 tháng 11 năm 2005, UEFA rút ngắn xuống còn 3 lựa chọn:[5]

  1.  Ý (11 phiếu bầu)
  2.  Croatia Hungary (9 phiếu bầu)
  3.  Ba Lan Ukraina (7 phiếu bầu)

Ngày 31 tháng 5 năm 2006, 3 ứng cử viên trên đã hoàn thành giai đoạn hồ sơ thứ hai trước khi UEFA tiến hành khảo sát thực trạng vào tháng 9.[6] Dự kiến quyết định cuối cùng công bố vào ngày 8 tháng 12 năm 2006 tại Nyon đã bị hoãn lại nhằm tạo nhiều thời gian chuẩn bị hơn cho các bên tham gia giành quyền cai.[7]

Sau cùng, Liên minh Ba Lan-Ukraina được lựa chọn sau cuộc bỏ phiếu của Ủy ban điều hành UEFA tại Cardiff vào ngày 18 tháng 4 năm 2007.[1] Trong số các ứng cử viên khác, Ý là quốc gia giành nhiều lợi thế nhất.[8] Tuy vậy, nước này lại thất bại bởi vụ bê bối tham nhũng trọng tài và những vấn đề rắc rối liên quan đến cổ động viên bóng đá [9] và Ba Lan-Ukraina đã vượt qua Croatia–Hungary để trở thành cặp đôi thứ 3 giành quyền đăng cai giải vô địch bóng đá châu Âu, sau BỉHà Lan (2000) và ÁoThụy Sĩ (2008). Đây là một giải đấu có hai nước chủ nhà[10].

Khẩu hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

“Creating History Together” là khẩu hiệu chính thức của Euro 2012 có nghĩa là “Cùng nhau tạo nên lịch sử” mang hàm ý hai quốc gia lần đầu tiên có vinh dự đăng cai ngày hội bóng đá lớn nhất lục địa già mong muốn tổ chức một kỳ Euro thành công.

Các sân vận động

[sửa | sửa mã nguồn]

8 thành phố đã được UEFA lựa chọn làm địa điểm đăng cai giải đấu. Tương tự các lần tổ chức vào năm 1992, 1996 và 2008, các trận đấu của mỗi bảng được tổ chức tại hai sân vận động khác nhau. Không giống DonetskKharkiv, hai thành phố được lựa chọn làm nơi đăng cai thay Dnipropetrovsk năm 2009,[11] các thành phố chủ nhà như Warszawa, Gdańsk, Wrocław, Poznań, KyivLviv đều là các địa điểm du lịch nổi tiếng.

Fan zone công cộng tại Warszawa với những màn hình to chiếu trực tiếp các trận đấu

Để đáp ứng yêu cầu của UEFA đối với những cải thiện về cơ sở hạ tầng bóng đá, 5 sân vận động mới đã được xây dựng và mở cửa trước giải đấu, 3 sân vận động còn lại (ở Kiev, Poznań và Kharkiv) đã trải qua những sửa đổi lớn để đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng của UEFA.[12][13] 3 trong số các sân vận động kể trên đã được UEFA đánh giá rất cao về chất lượng. Hệ thống giao thông tại Ba Lan và Ukraina cũng được mở rộng theo yêu cầu của UEFA để đối phó với làn sóng lớn cổ động viên đổ về.[14]

UEFA cũng tổ chức các khu vực dành riêng cho cổ động viên (fan zone) tại 8 thành phố chủ nhà ở vị trí nằm giữa trung tâm mỗi thành phố. 31 trận đấu được tường thuật trực tiếp trên các màn hình khổng lồ. Khu fan zone giúp người hâm mộ có thể cổ vũ trong một môi trường an toàn và có kiểm soát.[15] Khu Fan Zone Warszawa có diện tích 120.000 m² và sức chứa lên đến 100.000 người. Tính tổng thể, các khu fan zone tại Euro 2012 có sức chứa tăng 20% so với Euro 2008.[16]

Ba Lan Ba Lan
Warszawa Wrocław Gdańsk Poznań
Sân vận động Quốc gia Sân vận động Wrocław PGE Arena Sân vận động Miejski
Sức chứa: 58.580 Sức chứa: 45.105 Sức chứa: 43.615 Sức chứa: 43.269
Ba Lan Ukraina
Ukraina Ukraina
Kyiv Donetsk Kharkiv Lviv
Sân vận động Olympic Donbass Arena Sân vận động Metalist Arena Lviv
Sức chứa: 70.050 Sức chứa: 52.187 Sức chứa: 40.003 Sức chứa: 34.915

Trại đóng quân

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi đội tuyển đều có một "trại đóng quân" là nơi luyện tập và cư trú của các cầu thủ trong suốt giải đấu.[17] Từ một danh sách sơ bộ 38 địa điểm ban đầu (21 tại Ba Lan, 17 tại Ukraina),[18] các liên đoàn bóng đá quốc gia đã lựa chọn địa điểm của họ trước khi tham dự Euro 2012. 13 đội đóng quân tại Ba Lan và 3 đội tại Ukraina.[19]

Đội tuyển Bắt đầu Trận
cuối
Trại đóng
quân
Địa điểm
vòng bảng
Địa điểm
Tứ kết
Địa điểm
Bán kết
Địa điểm
Chung kết
 Croatia 5 tháng 6 18 tháng 6 Warka
Gần Warszawa
GdańskPoznań
 Cộng hòa Séc 3 tháng 6 21 tháng 6 Wrocław Wrocław Warszawa
 Đan Mạch 4 tháng 6 17 tháng 6 Kołobrzeg KharkivLviv
 Anh 6 tháng 6 24 tháng 6 Kraków KyivDonetsk Kyiv
 Pháp 23 tháng 6 Donetsk Donetsk
 Đức 3 tháng 6 28 tháng 6 Gdańsk KharkivLviv Gdańsk Warszawa
 Hy Lạp 22 tháng 6 Jachranka
Gần Warszawa
WarszawaWrocław
 Cộng hòa Ireland 5 tháng 6 18 tháng 6 Sopot
Gần Gdańsk
GdańskPoznań
 Ý 1 tháng 7 Kraków Kyiv Warszawa Kyiv
 Hà Lan 4 tháng 6 17 tháng 6 Kraków Kharkiv
 Ba Lan 28 tháng 5 16 tháng 6 Warszawa WarszawaWrocław
 Bồ Đào Nha 4 tháng 6 27 tháng 6 Opalenica
Gần Poznań
KharkivLviv Warszawa Donetsk
 Nga 3 tháng 6 16 tháng 6 Warszawa WarszawaWrocław
 Tây Ban Nha 5 tháng 6 1 tháng 7 Gniewino
Gần Gdańsk
Gdańsk Donetsk Donetsk Kyiv
 Thụy Điển 6 tháng 6 19 tháng 6 Kyiv Kyiv
 Ukraina KyivDonetsk
  •    Ba Lan
  •    Ukraina

Vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Trận vòng loại giữa Đức và Áo (2–1)

Lễ bốc thăm vòng loại Euro 2012 được tổ chức tại Warszawa vào ngày 7 tháng 2 năm 2010.[20] 51 đội tuyển tham dự cạnh tranh nhau cho 14 suất tham dự vòng chung kết, cùng với đồng chủ nhà Ba Lan và Ukraina. Các đội được chia thành chín bảng, với việc bốc thăm sử dụng hệ số đội tuyển quốc gia mới của UEFA để xác định các đội hạt giống.

Vòng loại khởi tranh từ tháng 8 năm 2010 và kết thúc vào tháng 11 năm 2011. 9 đội đứng đầu các bảng cùng với đội nhì có thành tích tốt nhất sẽ được vào vòng chung kết. 8 đội nhì bảng còn lại sẽ tham dự trận play-off hai lượt đi và về, đội thắng cuộc trong mỗi cặp đấu sẽ giành vé đến Ba Lan và Ukraina.

Các đội tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ Euro 1996, có tất cả 16 đội tuyển quốc gia được tham dự vòng chung kết. Tuy vậy, một vài liên đoàn thành viên UEFA bày tỏ mong muốn mở rộng giải đấu lên 24 đội, mặc dù số thành viên UEFA hầu như không thay đổi kể từ lần cuối mở rộng năm 1996 (53 đội vào tháng 4 năm 2006 so với 48 đội tại Euro 1996).[21] Vào tháng 4 năm 2007, Ủy ban điều hành UEFA ra quyết định chính thức bác bỏ việc mở rộng tại Euro 2012.[22]

12 trong 16 đội vào vòng chung kết từng góp mặt tại Euro 2008, trong khi đó đội tuyển Anh và đội tuyển Đan Mạch, đội từng tham dự Euro 2004 đã trở lại sau 8 năm vắng mặt. Đội tuyển Cộng hòa Ireland lần thứ 2 tham dự sau 24 năm vắng mặt. Đương kim vô địch Euro 2008, Tây Ban Nha, trở lại để bảo vệ danh hiệu của họ. Nếu Tây Ban Nha vô địch Euro 2012, họ sẽ trở thành đội bóng châu Âu đầu tiên đoạt 3 danh hiệu lớn (châu lục và thế giới) liên tiếp: Euro 2008, World Cup 2010 và Euro 2012. Tây Ban Nha cũng từng một lần vô địch vào năm 1964, khi họ là nước chủ nhà. Một trong đội đồng chủ nhà, Ukraina, lần đầu tham dự với tư cách là một quốc gia độc lập, dù đã từng vô địch giải đấu này khi còn là một phần của Liên Xô.

16 đội tuyển quốc gia tham dự vòng chung kết Euro 2012:[23]

Quốc gia Tham dự với
tư cách
Ngày lọt vào Các lần tham dự trước1
 Ba Lan Đồng chủ nhà 18 tháng 4 năm 2007 1 (2008)
 Ukraina 0 (lần đầu)
 Đức2 Nhất bảng A 2 tháng 9 năm 2011 A10 (1972, 1976, 1980, 1984, 1988, 1992, 1996, 2000, 2004, 2008)
 Nga3 Nhất bảng B 11 tháng 10 năm 2011 9 (1960, 1964, 1968, 1972, 1988 với tư cách là Liên Xô), (1992, 1996, 2004, 2008)
 Ý Nhất bảng C 6 tháng 9 năm 2011 7 (1968, 1980, 1988, 1996, 2000, 2004, 2008)
 Pháp Nhất bảng D 11 tháng 10 năm 2011A 7A (1960, 1984, 1992, 1996, 2000, 2004, 2008)
 Hà Lan Nhất bảng E 6 tháng 9 năm 2011A 8 (1976, 1980, 1988, 1992, 1996, 2000, 2004, 2008)
 Hy Lạp Nhất bảng F 11 tháng 10 năm 2011B 3 (1980, 2004, 2008)
 Anh Nhất bảng G 7 tháng 10 năm 2011 7B (1968, 1980, 1988, 1992, 1996, 2000, 2004)
 Đan Mạch Nhất bảng H 11 tháng 10 năm 2011C 7C (1964, 1984, 1988, 1992, 1996, 2000, 2004)
 Tây Ban Nha Nhất bảng I 6 tháng 9 năm 2011B 8A (1964, 1980, 1984, 1988, 1996, 2000, 2004, 2008)
 Thụy Điển HNhì bảng xuất sắc nhất 11 tháng 10 năm 2011D 4 (1992, 2000, 2004, 2008)
 Croatia Thắng trận Play-off 15 tháng 11 năm 2011 3A (1996, 2004, 2008)
 Cộng hòa Séc4 7D (1960, 1976, 1980, 1996, 2000, 2004, 2008)
 Bồ Đào Nha 5A (1984, 1996, 2000, 2004, 2008)
 Cộng hòa Ireland 1A (1988)
1 In đậm: vô địch năm tham dự. in nghiêng: (đồng) chủ nhà.
2 Từ năm 1972 đến 1988, Đức tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu với tên gọi Tây Đức
3 Từ năm 1960 đến 1988, Nga tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu với tên gọi Liên Xô và năm 1992 với tên gọi Cộng đồng các Quốc gia Độc lập
4 Từ năm 1960 đến 1980, Cộng hòa Séc tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu với tên gọi Tiệp Khắc

Phân nhóm và bốc thăm chia bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm cho vòng chung kết diễn ra vào ngày 2 tháng 12 năm 2011 tại Cung điện Nghệ thuật Ukraina, thành phố Kiev, Ukraina.[24][25] Buổi lễ kéo dài một giờ được tổ chức bởi Olga Freimut và Piotr Sobczyński, người dẫn chương trình đến từ hai nước chủ nhà.

Giống như vòng chung kết năm 2004 và 2008, 16 đội được chia thành 4 nhóm dựa trên hệ số xếp hạng đội tuyển quốc gia của UEFA.[26][27] Phân nhóm các quốc gia dựa vào kết quả các trận đấu diễn ra trước ngày 16 tháng 11 năm 2011.[28] Từ đó, hệ số nhóm quốc của 16 đội được tính theo công thức:

  • 40% hệ số trong các trận đấu trong vòng loại của Giải vô địch bóng đá châu Âu giai đoạn 2012.
  • 40% hệ số trong các trận đấu trong vòng chung kết World Cup 2010.
  • 20% hệ số trong các trận đấu vòng loại và vòng chung kết của Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008.

Là đồng chủ nhà, Ba Lan và Ukraina được xếp vào nhóm 1 (nhóm hạt giống), cùng với Tây Ban Nha, đương kim vô địch giải đấu và Hà Lan.[27]

Nhóm đội số 2, có các đội Đức, Ý, Anh và Nga. Ở nhóm đội số 3 là Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Croatia và Thụy Điển. Nhóm đội số 4 bao gồm Pháp, CH Séc, CH Ireland và Đan Mạch. Cả bốn nhóm đội trước lễ bốc thăm được đánh giá là trình độ không đồng đều giữa các đội trong cùng nhóm.[29]

Có rất nhiều khả năng xảy ra "bảng tử thần" vì Tây Ban Nha và Hà Lan có thể đối mặt Đức, Ý, Anh (nhóm 2), Bồ Đào Nha (nhóm 3) và Pháp (nhóm 4). Dĩ nhiên, người hâm mộ chờ đợi những bảng đấu như thế để VCK Euro 2012 càng đáng được chờ đợi hơn, nhưng hẳn là bản thân các đội lại không muốn.[30]

Trong quá trình bốc thăm, 4 đội trong mỗi bảng đến từ 4 nhóm khác nhau.[30] Việc rút thăm được thực hiện bởi 4 cựu cầu thủ từng là thành viên các đội tuyển vô địch châu Âu: Horst Hrubesch, Marco van Basten, Peter SchmeichelZinedine Zidane.[31]

Sau đây là kết quả phân nhóm và bốc thăm chia bảng:

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

Trọng tài

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 20 tháng 12 năm 2011, UEFA đã lên danh sách 12 trọng tài và 4 trọng tài bàn cho vòng chung kết Euro 2012. Ngày 27 tháng 3 năm 2012, UEFA công bố danh sách 80 trọng tài sẽ được sử dụng tại Euro 2012, bao gồm cả trợ lý trọng tài, trọng tài phụ sau cầu môn, và 4 trọng tài dự bị.[32] Mỗi tổ trọng tài sẽ có năm người đến từ cùng một quốc gia: một trọng tài chính, hai trợ lý trọng tài, và hai trọng tài phụ sau cầu môn. Tất cả các trọng tài chính, trọng tài sau cầu môn, và trọng tài bàn đều là trọng tài cấp FIFA, và các trợ lý trọng tài (kể cả bốn trợ lý dự bị) cũng đều là trợ lý trọng tài cấp FIFA.[33][34] Ngoài ra, mỗi nhóm trong tài của một nước sẽ có một trợ lý trọng tài dự phòng, người sẽ thay thế đồng nghiệp của mình nếu có yêu cầu được đưa ra trước khi giải đấu bắt đầu.[35] Tính đến thời điểm Euro 2012 khởi tranh, đã có hai sự thay đổi trợ lý với tổ trọng tài của Pháp và Slovenia. Lần đầu tiên tại giải vô địch bóng đá châu Âu, sau khi có sự chấp thuận của IFAB, UEFA sẽ sử dụng hai trợ lý trọng tài đứng sau cầu môn tương tự như các cuộc thử nghiệm từng áp dụng tại UEFA Champions LeagueUEFA Europa League.[36]

Quốc gia Trọng tài Trợ lý trọng tài Trọng tài sau cầu môn Các trận bắt chính
Anh Anh Howard Webb Michael Mullarkey
Peter Kirkup[37]
Stephen Child (Dự phòng)
Martin Atkinson
Mark Clattenburg
Nga - Cộng hòa Séc (Bảng A)
Ý - Croatia (Bảng C)
Cộng hòa Séc - Bồ Đào Nha (Tứ kết)
Pháp Pháp Stéphane Lannoy Eric Dansault (Bị thay thế)
Frédéric Cano
Michaël Annonier (Dự phòng)
Fredy Fautrel
Ruddy Buquet
Đức - Bồ Đào Nha (Bảng B)
Hy Lạp - Cộng hòa Séc (Bảng A)
Đức - Ý (Bán kết)
Đức Đức Wolfgang Stark Jan-Hendrik Salver
Mike Pickel
Mark Borsch (Dự phòng)
Florian Meyer
Deniz Aytekin
Ba Lan - Nga (Bảng A)
Croatia - Tây Ban Nha (Bảng C)
Hungary Hungary Viktor Kassai Gábor Erős
György Ring
Róbert Kispál (Dự phòng)
István Vad
Tamás Bognár
Tây Ban Nha - Ý (Bảng C)
Anh - Ukraina (Bảng D)
Ý Ý Nicola Rizzoli Renato Faverani
Andrea Stefani
Luca Maggiani (Dự phòng)
Gianluca Rocchi
Paolo Tagliavento
Pháp - Anh (Bảng D)
Bồ Đào Nha - Hà Lan (Bảng B)
Tây Ban Nha - Pháp (Tứ kết)
Hà Lan Hà Lan Björn Kuipers Sander van Roekel
Erwin Zeinstra
Norbertus Simons (Dự phòng)
Pol van Boekel
Richard Liesveld
Cộng hòa Ireland - Croatia (Bảng C)
Ukraina - Pháp (Bảng D)
Bồ Đào Nha Bồ Đào Nha Pedro Proença Bertino Miranda
Ricardo Santos
Tiago Trigo (Dự phòng)
Jorge Sousa
Duarte Gomes
Tây Ban Nha - Cộng hòa Ireland (Bảng C)
Thụy Điển - Pháp (Bảng D)
Anh - Ý (Tứ kết)
Tây Ban Nha – Ý (Chung kết)
Scotland Scotland Craig Thomson Alasdair Ross
Derek Rose
Graham Chambers (Dự phòng)
William Collum
Euan Norris
Đan Mạch - Bồ Đào Nha (Bảng B)
Cộng hòa Séc - Ba Lan (Bảng A)
Slovenia Slovenia Damir Skomina Primož Arhar
Marko Stančin (Bị thay thế)
Matej Žunič (Dự phòng)
Matej Jug
Slavko Vinčič
Hà Lan - Đan Mạch (Bảng B)
Thụy Điển - Anh (Bảng D)
Đức - Hy Lạp (Tứ kết)
Tây Ban Nha Tây Ban Nha Carlos Velasco Carballo Roberto Alonso Fernández
Juan Carlos Yuste Jiménez
Jesús Calvo Guadamuro (Dự phòng)
David Fernández Borbalán
Carlos Clos Gómez
Ba Lan - Hy Lạp (Bảng A)
Đan Mạch - Đức (Bảng B)
Thụy Điển Thụy Điển Jonas Eriksson Stefan Wittberg
Mathias Klasenius
Fredrik Nilsson (Dự phòng)
Markus Strömbergsson
Stefan Johannesson
Hà Lan - Đức (Bảng B)
Hy Lạp - Nga (Bảng A)
Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ Cüneyt Çakır Bahattin Duran
Tarık Ongun
Mustafa Emre Eyisoy (Dự phòng)
Hüseyin Göçek
Bülent Yıldırım
Ukraina - Thụy Điển (Bảng D)
Ý - Cộng hòa Ireland (Bảng C)
Bồ Đào Nha - Tây Ban Nha (Bán kết)
  •    Trọng tài bắt chính trận chung kết.

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đội đầu bảng lọt vào tứ kết.[38]

Thời gian được liệt kê là giờ địa phương, UTC+2 tại Ba Lan và UTC+3 tại Ukraina.

Tiêu chí xếp hạng

Nếu hai hoặc nhiều đội bằng điểm sau vòng bảng, các tiêu chí sau sẽ được áp dụng để xếp hạng. Tiêu chí xếp trên được áp dụng trước.[39][40]

  1. Giành nhiều điểm hơn trong các trận đối đầu trực tiếp
  2. Hiệu số bàn thắng cao hơn trong các trận đối đầu trực tiếp (nếu có trên hai đội bằng điểm)
  3. Ghi nhiều bàn thắng hơn trong các trận đối đầu trực tiếp (nếu có trên hai đội bằng điểm)
  4. Trong trường hợp có trên hai đội bằng điểm, sau khi áp dụng các tiêu chí trên, vẫn có hai đội bằng điểm thi các tiêu chí đó lại áp dụng lần nữa với riêng hai đội. Nếu vẫn chưa quyết định được thì áp dụng các tiêu chí tiếp theo
  5. Hiệu số bàn thắng cao hơn trong các trận vòng bảng
  6. Ghi nhiều bàn thắng hơn trong các trận vòng bảng
  7. Nếu hai đội bóng gặp nhau lượt cuối vòng bảng, sau trận đấu mà có tất cả các tiêu chí trên bằng nhau và chỉ có hai đội đó bằng điểm thì họ sẽ tiến hành sút luân lưu sau trận đấu. Nếu không sẽ áp dụng các tiêu chí tiếp theo.
  8. Điểm số trên Bảng xếp hạng các đội tuyển quốc gia châu Âu
  9. Hệ số chơi đẹp (fair play) tại vòng bảng
  10. Bốc thăm

Chú thích: do điểm số trên Bảng xếp hạng các đội tuyển là khác nhau nên hai tiêu chí cuối cùng sẽ không cần phải sử dụng trong giải này.

Trận khai mạc giải đấu giữa Ba Lan-Hy Lạp
Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
 Cộng hòa Séc[a] 3 2 0 1 4 5 −1 6 Tứ kết
 Hy Lạp 3 1 1 1 3 3 0 4[b]
 Nga 3 1 1 1 5 3 +2 4[b]
 Ba Lan (H) 3 0 2 1 2 3 −1 2
Nguồn: UEFA
(H) Chủ nhà
Ghi chú:
  1. ^ Cộng hòa Séc là đội bóng đầu tiên vượt qua vòng bảng Euro với hiệu số bàn thắng thua âm[41]
  2. ^ a b Kết quả đối đầu: Hy Lạp 1–0 Nga.
Tóm tắt các trận đấu
Ba Lan 1–1 Hy Lạp
Lewandowski  17' Chi tiết Salpigidis  51'
Nga 4–1 Cộng hòa Séc
Dzagoev  15'79'
Shirokov  24'
Pavlyuchenko  82'
Chi tiết Pilař  52'
Khán giả: 40.803
Trọng tài: Anh Howard Webb (Anh)

Hy Lạp 1–2 Cộng hòa Séc
Gekas  53' Chi tiết Jiráček  3'
Pilař  6'
Ba Lan 1–1 Nga
Błaszczykowski  57' Chi tiết Dzagoev  37'

Cộng hòa Séc 1–0 Ba Lan
Jiráček  72' Chi tiết
Hy Lạp 1–0 Nga
Karagounis  45+2' Chi tiết
NaniPhilipp Lahm trong trận Đức-Bồ Đào Nha
Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
 Đức 3 3 0 0 5 2 +3 9 Tứ kết
 Bồ Đào Nha 3 2 0 1 5 4 +1 6
 Đan Mạch 3 1 0 2 4 5 −1 3
 Hà Lan 3 0 0 3 2 5 −3 0
Nguồn: UEFA
Hà Lan 0–1 Đan Mạch
Chi tiết Krohn-Dehli  24'
Khán giả: 35.923
Trọng tài: Slovenia Damir Skomina (Slovenia)
Đức 1–0 Bồ Đào Nha
Gómez  72' Chi tiết
Khán giả: 32.990
Trọng tài: Pháp Stéphane Lannoy (Pháp)

Đan Mạch 2–3 Bồ Đào Nha
Bendtner  41'80' Chi tiết Pepe  24'
Postiga  36'
Varela  87'
Khán giả: 31.840[46]
Trọng tài: Scotland Craig Thomson (Scotland)
Hà Lan 1–2 Đức
Van Persie  73' Chi tiết Gómez  24'38'

Bồ Đào Nha 2–1 Hà Lan
Ronaldo  28'74' Chi tiết Van der Vaart  11'
Khán giả: 37.445[48]
Trọng tài: Ý Nicola Rizzoli (Ý)
Đan Mạch 1–2 Đức
Krohn-Dehli  24' Chi tiết Podolski  19'
Bender  80'
Khán giả: 32.990[49]
Cổ động viên bên ngoài sân PGE Arena trước trận Tây Ban Nha-Ý
Đội tuyển
StTHBBtBbHsĐiểm
 Tây Ban Nha321061 +57
 Ý312042 +25
 Croatia311143 +14
 Cộng hòa Ireland300319−80
Tây Ban Nha 1–1 Ý
Fàbregas  64' Chi tiết Di Natale  61'
Khán giả: 38.869[50]
Trọng tài: Hungary Viktor Kassai (Hungary)

Cộng hòa Ireland 1–3 Croatia
St Ledger  19' Chi tiết Mandžukić  3'49'
Jelavić  43'

Ý 1–1 Croatia
Pirlo  39' Chi tiết Mandžukić  72'
Khán giả: 37.096[52]
Trọng tài: Anh Howard Webb

Tây Ban Nha 4–0 Cộng hòa Ireland
Torres  4'70'
Silva  49'
Fàbregas  83'
Chi tiết
Khán giả: 39.150[53]
Trọng tài: Bồ Đào Nha Pedro Proença

Croatia 0–1 Tây Ban Nha
Chi tiết Navas  88'
Khán giả: 39.076[54]
Trọng tài: Đức Wolfgang Stark

Ý 2–0 Cộng hòa Ireland
Cassano  35'
Balotelli  90'
Chi tiết
Khán giả: 38.794[55]
Trọng tài: Thổ Nhĩ Kỳ Cüneyt Çakır


Tiền đạo Andriy Shevchenko ấn định tỉ số 2–1 trong trận Ukraina–Thụy Điển
Đội tuyển
StTHBBtBbHsĐiểm
 Anh321053 +27
 Pháp31113304
 Ukraina310224 -23
 Thụy Điển31025503

Ukraina được xếp trên Thụy Điển nhờ thành tích đối đầu tốt hơn (2–1).

Pháp 1–1 Anh
Nasri  39' Chi tiết Lescott  30'
Khán giả: 47.400
Trọng tài: Ý Nicola Rizzoli


Ukraina 0–2 Pháp
Chi tiết Ménez  53'
Cabaye  56'
Khán giả: 48.000[56]
Trọng tài: Hà Lan Björn Kuipers

Thụy Điển 2–3 Anh
Glen Johnson  49' (l.n.)
Mellberg  59'
Chi tiết Carroll  23'
Walcott  64'
Welbeck  78'
Khán giả: 64.640[57]
Trọng tài: Slovenia Damir Skomina

Anh 1–0 Ukraina
Rooney  48'
Chi tiết
Khán giả: 48.700[58]
Trọng tài: Hungary Viktor Kassai

Thụy Điển 2–0 Pháp
Ibrahimović  54'
Larsson  90+1'
Chi tiết

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sơ đồ tóm tắt[60]

[sửa | sửa mã nguồn]
Tứ kết Bán kết Chung kết
                   
21 tháng 6 – Warsaw        
  Cộng hòa Séc  0
27 tháng 6 – Donetsk
  Bồ Đào Nha  1  
  Bồ Đào Nha  0 (2)
23 tháng 6 – Donetsk
      Tây Ban Nha (p)  0 (4)  
  Tây Ban Nha  2
1 tháng 7 – Kyiv
  Pháp  0  
  Tây Ban Nha  4
22 tháng 6 – Gdańsk    
    Ý  0
  Đức  4
28 tháng 6 – Warsaw
  Hy Lạp  2  
  Đức  1
24 tháng 6 – Kyiv
      Ý  2  
  Anh  0 (2)
  Ý (p)  0 (4)  
 

Tứ kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Cộng hòa Séc 0–1 Bồ Đào Nha
Chi tiết Ronaldo  79'
Khán giả: 55.590[61]
Trọng tài: Anh Howard Webb (Anh)

Đức 4–2 Hy Lạp
Lahm  39'
Khedira  61'
Klose  68'
Reus  74'
Chi tiết Samaras  55'
Salpingidis  89' (ph.đ.)
Khán giả: 38.751[62]
Trọng tài: Slovenia Damir Skomina (Slovenia)

Tây Ban Nha 2–0 Pháp
Alonso  19'90+1' (ph.đ.) Chi tiết
Khán giả: 47.000[63]
Trọng tài: Ý Nicola Rizzoli (Ý)

Bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Đức 1–2 Ý
Özil  90+2' (ph.đ.) Chi tiết Balotelli  20'36'

Chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
UEFA Euro 2012
Chung kết
Tây Ban Nha 4–0 Ý
Silva  14'
Alba  41'
Torres  84'
Mata  88'
Chi tiết

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Bàn thắng

[sửa | sửa mã nguồn]
3 bàn
2 bàn
1 bàn
phản lưới nhà

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Cầu thủ xuất sắc nhất
Đội hình tiêu biểu của UEFA
Andrés Iniesta là cầu thủ xuất sắc nhất Euro 2012.
Fernando Torres (áo đỏ), Vua phá lưới vòng chung kết Euro 2012.

Ủy ban kỹ thuật UEFA được giao nhiệm vụ lên danh sách 23 cầu thủ xuất sắc nhất trong suốt giải đấu. Một nhóm gồm 11 chuyên gia phân tích sẽ theo dõi từng trận đấu tại giải trước khi đưa ra quyết định của họ sau trận chung kết. 10 cầu thủ của nhà vô địch Tây Ban Nha đã được góp mặt trong đội hình tiêu biểu, trong khi Zlatan Ibrahimović là cầu thủ duy nhất trong danh sách tới từ một đội bị loại ở vòng bảng.

Thủ môn Hậu vệ Tiền vệ Tiền đạo
Ý Gianluigi Buffon
Tây Ban Nha Iker Casillas
Đức Manuel Neuer
Tây Ban Nha Jordi Alba
Bồ Đào Nha Fábio Coentrão
Đức Philipp Lahm
Bồ Đào Nha Pepe
Tây Ban Nha Gerard Piqué
Tây Ban Nha Sergio Ramos
Tây Ban Nha Xabi Alonso
Tây Ban Nha Sergio Busquets
Anh Steven Gerrard
Tây Ban Nha Andrés Iniesta
Đức Sami Khedira
Đức Mesut Özil
Ý Andrea Pirlo
Ý Daniele De Rossi
Tây Ban Nha Xavi
Ý Mario Balotelli
Tây Ban Nha Cesc Fàbregas
Thụy Điển Zlatan Ibrahimović
Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo
Tây Ban Nha David Silva
Chiếc giày vàng
Danh sách cầu thủ ghi nhiều bàn nhất tại Euro 2012 [70][71]
Cầu thủ Bàn thắng Kiến tạo Phút thi đấu
1
Tây Ban Nha Fernando Torres[72]
3
1
189
2
Đức Mario Gomez
3
1
282
3
Nga Alan Dzagoev
3
0
253
4
Croatia Mario Mandžukić
3
0
270
5
Ý Mario Balotelli
3
0
421
6
Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo
3
0
480

Trong trường hợp số bàn thắng bằng nhau, Chiếc giày vàng sẽ được trao cho cầu thủ kiến tạo nhiều nhất. Nếu số lần kiến tạo vẫn bằng nhau, cầu thủ có thời gian thi đấu ít nhất tại giải sẽ giành danh hiệu. Fernando Torres mặc dù cùng có 3 bàn thắng như 5 cầu thủ khác và cũng có một lần kiến tạo như Mario Gómez song anh vẫn giành danh hiệu vua phá lưới nhờ thi đấu ít hơn Gómez.[73] Torres đồng thời cũng trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn trong hai trận chung kết Euro.[74] Tuyển thủ Hà Lan, Klaas-Jan Huntelaar là cầu thủ ghi nhiều bàn nhất tại Euro 2012 (tính cả vòng loại) với 12 bàn thắng.[75]

Tiền thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ hạng Đội tuyển Tiền thưởng (Tr.€)[76]
1  Tây Ban Nha 23,0
2  Ý 19,5
3  Đức 16,0
4  Bồ Đào Nha 15,0
5  Anh 12,5
6  Cộng hòa Séc 12,0
7  Pháp,  Hy Lạp 11,5
9  Croatia,  Nga 10,5
11  Đan Mạch,  Ukraina 10,0
13  Ba Lan,  Thụy Điển 9,0
15  Hà Lan,  Cộng hòa Ireland 8,0

Tổng cộng có tất cả 196 triệu € tiền thưởng sẽ được trao cho 16 đội tham dự Euro 2012, cao hơn so với 184 triệu € tiền thưởng tại giải đấu trước. Mỗi đội tuyển tham dự vòng chung kết sẽ được nhận 8 triệu € và sau đó nhận thêm khoản tiền khác dựa trên kết quả thi đấu của họ.[77] Tây Ban Nha, đội vô địch Euro 2012, được trao thưởng tổng cộng 23 triệu € cho thành tích mà họ đạt được.[78] Tiền thưởng tối đa cho một đội (nếu thắng tất cả các trận vòng bảng và trận chung kết) là 23,5 triệu €.

Cơ chế giải thưởng như sau:

  • Vô địch: 7,5 triệu €
  • Á quân: 4,5 triệu €
  • Bán kết: 3 triệu €
  • Tứ kết: 2 triệu €
  • Đứng thứ 3 vòng bảng: 1 triệu €
  • Thắng một trận vòng bảng: 1 triệu €
  • Hòa một trận vòng bảng: 0,5 triệu €

Ngoài tiền thưởng, một bức phù điêu kỉ niệm được trao cho tất cả các đội tham dự vòng chung kết cùng với đó là bức phù điêu đặc biệt cho đội thua trận bán kết và chung kết. Huy chương vàng và bạc được trao cho đội vô địch và á quân trong khi cả hai đội thua trận bán kết được trao huy chương đồng. Chiếc cúp vô địch vẫn thuộc quyền sở hữu của UEFA; tuy vậy, đội vô địch sẽ được nhận một bản sao đầy đủ kích thước để giữ làm kỉ niệm.[79]

Thẻ phạt

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại vòng chung kết, cầu thủ bị treo giò trận kế tiếp nếu bị phạt thẻ đỏ hoặc nhận đủ hai thẻ vàng ở hai trận khác nhau. Ủy ban kiểm soát và kỉ luật UEFA có quyền tăng số trận treo giò cho một cầu thủ nếu anh ta vi phạm các lỗi nghiêm trọng (như có hành vi bạo lực). Cầu thủ nhận một thẻ vàng sẽ được xóa sau khi kết thúc vòng tứ kết, và không bị tính tại vòng bán kết (do đó cầu thủ chỉ bị treo giò trận chung kết nếu nhận thẻ đỏ trong trận bán kết). Thẻ vàng cảnh cáo và số trận cấm thi đấu do tích lũy đủ thẻ vàng không được tính vào các trận đấu tại vòng loại World Cup 2014.[80] Tại Euro 2012, các cầu thủ sau bị treo giò một hay nhiều trận do dính thẻ đỏ hoặc nhận đủ số thẻ vàng:

Cầu thủ Thẻ phạt Treo giò Ghi chú
Anh Wayne Rooney Thẻ đỏ trận gặp Montenegro, vòng loại Euro Trận gặp Pháp, bảng D
Trận gặp Thụy Điển, bảng D
Cấm thi đấu do nhận thẻ đỏ
trận cuối bảng G, vòng loại Euro 2012[81]
Hy Lạp Sokratis Papastathopoulos Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) trận gặp Ba Lan, bảng A Trận gặp Cộng hòa Séc, bảng A
Ba Lan Wojciech Szczęsny Thẻ đỏ trận gặp Hy Lạp, bảng A Trận gặp Nga, bảng A
Đức Jérôme Boateng Thẻ vàng trận gặp Bồ Đào Nha, bảng B
Thẻ vàng trận gặp Hà Lan, bảng B
Trận gặp Đan Mạch, bảng B
Hy Lạp Giorgos Karagounis Thẻ vàng trận gặp Ba Lan, bảng A
Thẻ vàng trận gặp Nga, bảng A
Trận gặp Đức, tứ kết
Hy Lạp José Holebas Thẻ vàng trận gặp Ba Lan, bảng A
Thẻ vàng trận gặp Nga, bảng A
Trận gặp Đức, tứ kết
Cộng hòa Ireland Keith Andrews Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) trận gặp Ý, bảng C Trận gặp Kazakhstan, vòng loại World Cup
Pháp Philippe Mexès Thẻ vàng trận gặp Ukraina, bảng D
Thẻ vàng trận gặp Thụy Điển, bảng D
Trận gặp Tây Ban Nha, tứ kết
Ý Christian Maggio Thẻ vàng trận gặp Tây Ban Nha, bảng C
Thẻ vàng trận gặp Anh, tứ kết
Trận gặp Đức, bán kết

Cùng với các biện pháp kỉ luật đối với thẻ vàng và thẻ đỏ, UEFA còn phạt Liên đoàn bóng đá Nga 120.000 €, 30.000 €, và 35.000 € (3 sự cố riêng biệt); Liên đoàn bóng đá Đức 10.000 €; Liên đoàn bóng đá Croatia 25.000 € và 80.000 € (2 sự cố riêng biệt); và Liên đoàn bóng đá Anh 5.000 € vì các sự cố khán giả.[82][83][84][85][86][87][88] Ngoài 120.000 € tiền phạt mà liên đoàn bóng đá Nga phải gánh chịu do các sự cố khán giả, UEFA còn trừ Nga 6 điểm tại vòng loại Euro 2016.[89] Bên cạnh đó, Liên đoàn bóng đá Bồ Đào Nha cũng bị phạt 5.000 € sau khi các cầu thủ của họ làm chậm trễ thời gian bắt đầu hiệp hai trận gặp Đức.[90] Tiền đạo người Đan Mạch, Nicklas Bendtner bị phạt 100.000 € và cấm thi đấu một trận (áp dụng tại vòng loại World Cup 2014) vì đã ăn mừng bàn thắng bằng cách để lộ ra chiếc quần lót có in tên nhà tài trợ "Paddy Power"(trang web cá độ bóng đá) trước ống kính truyền hình.[91]

Phạt đền

[sửa | sửa mã nguồn]
Mesut Özil thực hiện quả penalty.

Không tính đến các loạt sút luân lưu, đã có 4 quả penalty được thổi phạt tại Euro 2012. Trong đó chỉ có cầu thủ Giorgos Karagounis của đội Hy Lạp đá hỏng.

Thành công
Thất bại

Bảng xếp hạng giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
R Đội G Pld W D L GF GA GD Pts
1  Tây Ban Nha C 6 4 2 0 12 1 +11 14
2  Ý C 6 2 3 1 8 9 -1 9
Bị loại ở bán kết
3  Đức B 5 4 0 1 10 6 +4 12
4  Bồ Đào Nha B 5 3 1 1 6 4 +2 10
Bị loại ở tứ kết
5  Anh D 4 2 2 0 5 3 +2 8
6  Cộng hòa Séc A 4 2 0 2 4 6 −2 6
7  Hy Lạp A 4 1 1 2 5 7 −2 4
8  Pháp D 4 1 1 2 3 5 −2 4
Bị loại ở vòng bảng
9  Nga A 3 1 1 1 5 3 +2 4
10  Croatia C 3 1 1 1 4 3 +1 4
11  Thụy Điển D 3 1 0 2 5 5 0 3
12  Đan Mạch B 3 1 0 2 4 5 −1 3
13  Ukraina D 3 1 0 2 2 4 −2 3
14  Ba Lan A 3 0 2 1 2 3 −1 2
15  Hà Lan B 3 0 0 3 2 5 −3 0
16  Cộng hòa Ireland C 3 0 0 3 1 9 −8 0

Biểu tượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Logo và Khẩu hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Logo Euro 2012 làm bằng hoa
Bốn logo chính thức của giải đấu

Khẩu hiệu của Euro 2012, Cùng nhau làm nên lịch sử (tiếng Ba Lan: Razem tworzymy przyszłość, tiếng Ukraina: Творимо історію разом / Tvorymo istoriyu razom), đã được công bố cùng với logo giải đấu. Khẩu hiệu cũng phản ánh thực tế rằng Ba Lan và Ukraina từng là một quốc gia thống nhất trong quá khứ và nay tượng trưng cho tham vọng tổ chức một giải đấu tốt nhất trong lịch sử Euro của hai quốc gia đông Âu.[92]

Logo chính thức của giải được công bố trong một sự kiện đặc biệt tại quảng trường Mykhailivska, Kiev, vào ngày 14 tháng 12 năm 2009. Hình ảnh logo được lấy từ loại hình nghệ thuật cắt giấy truyền thống Wycinanki hay Vytynanky ở các vùng nông thôn Ba Lan và Ukraina. Loại hình nghệ thuật này tượng trưng cho bản sắc của hai nước đồng chủ nhà.[92][93] Như là một phần của sự kiện, Các công trình kiến trúc tại 8 thành phố đăng cai đã được chiếu sáng với logo của giải đấu.[94]

Bóng thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Adidas Tango 12 là trái bóng được sử dụng chính thức tại Euro 2012. Được sản xuất dựa trên cảm hứng từ nguyên mẫu là quả bóng Tango từng được sử dụng ở World Cup, Euro và Champions League những năm đầu 1980, Tango 12 được tạo nên bởi những miếng ghép liên kết bằng nhiệt để đảm bảo đường bay mang tính chính xác và ổn định. Bên cạnh đó, bên dưới quả bóng được bọc một lớp nhằm ngăn thấm nước giúp dễ dàng rê dắt và kiểm soát hơn so với trái bóng Jabulani được sử dụng tại World Cup 2010. Bên ngoài, trái bóng được thiết kế với những đường viền nổi bật lấy cảm hứng từ quốc kỳ của hai nước chủ nhà Ba Lan và Ukraina.[95][96][97]

Cặp song sinh Slavek & Slavko

Linh vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Slavek và Slavko là linh vật chính thức của Euro 2012. Họ là một cặp song sinh và đại diện cho các cầu thủ Ba Lan và Ukraina trong màu áo tương ứng với màu quốc kỳ của hai nước. Bộ đôi linh vật được công bố vào tháng 12 năm 2010.[98] Tương tự như cặp song sinh Trix và Flix tại Euro 2008, hai cái tên Slavek và Slavko được lựa chọn qua một cuộc bỏ phiếu trên website, vượt qua những cái tên khác như "Siemko và Strimko", "Klemek và Ladko". Slavek và Slavko được thiết kế bởi hãng Warner Bros.

Chiếc cúp Henri Delaunay bắt đầu hành trình đi qua các thành phố đăng cai 7 tuần trước khi giải khởi tranh. 100 ngày trước trận đấu đầu tiên, một quả kinh khí cầu cao 35,5 m trong hình dạng chiếc cúp đã được thả tại Nyon, Thụy Sĩ và sẽ ghé thăm 14 thành phố trên khắp hai nước chủ nhà, nhắc nhở khán giả của giải đấu sắp diễn ra.[99] Bắt đầu từ ngày 20 tháng 4 năm 2012, chiếc cúp sẽ tới các thành phố Warszawa, Wrocław, Gdańsk, Poznań, Kraków, Katowice và Łódź. Sau đó là 7 thành phố Ukraina: Kiev, Ivano-Frankivsk, Kharkiv, Donetsk, Dnipropetrovsk, Lviv và Odesa.[100][101]

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát chính thức của Euro 2012 là Endless Summer (Mùa hè Bất tận) được trình bày bởi ca sĩ Oceana.[102] Ngoài ra, UEFA đã giữ lại những giai điệu được sáng tác bởi Rollo Armstrong (thành viên nhóm nhạc Faithless) để đại diện cho giải đấu năm 2008.[103]

Bài hát chính thức của Ba Lan cho giải đấu là Koko Euro Spoko được biểu diễn bởi nhóm nhạc đồng quê Jarzębina.[104] Cộng hòa Ireland cũng sáng tác một bài hát mang tên The Rocky Road to Poland được thu âm bởi nhiều nghệ sĩ Ireland và đã dẫn đầu bảng xếp hạng đĩa đơn của Ireland.[105]

Lo ngại và tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Ba Lan và Ukraina được Ủy ban điều hành UEFA bỏ phiếu lựa chọn làm chủ nhà Euro 2012, đã có một số vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến hình ảnh của hai nước chủ nhà.

Trong khi ở Ukraina, cuộc khủng hoảng tài chính đã gây nên những khó khăn cho việc nâng cấp cơ sở vật chất và sân vận động[106] thì tại Ba Lan lại nảy sinh các vấn đề tham nhũng trong liên đoàn bóng đá Ba Lan.[107] Tuy vậy vào tháng 4 năm 2009, chủ tịch UEFA, Michel Platini đã thông báo rằng tất cả mọi việc vẫn trong tầm kiểm soát và ông không thấy bất cứ vấn đề lớn nào. Sau khi một phái đoàn của UEFA đến thăm Ukraina vào tháng 9 năm 2011, ông tuyên bố rằng đất nước này "gần như đã sẵn sàng cho Euro 2012".

Tymoshenko và Angela Merkel tại Hội nghị Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) tháng 3 năm 2011
Nhóm FEMEN biểu tình chống Euro 2012 tại Ukraina.

Sau những báo cáo về tình trạng bị ngược đãi và cuộc tuyệt thực của Yulia Volodymyrivna Tymoshenko từ ngày 20 tháng 4 năm 2012 trong một nhà tù Ukraina đã có những lời kêu gọi tẩy chay, không tham dự giải đấu này tại Ukraina,[108][109] như là từ chủ tịch Ủy ban châu Âu, José Manuel Barroso.[110] Tuy nhiên chính Tymoshenko đã kêu gọi nên tiếp tục cuộc tranh tài và không nên tẩy chay. Thủ tướng Áo, Werner Faymann, đã công bố rằng các quan chức chính phủ Áo sẽ không tham dự giải đấu như là một "tín hiệu phản đối chính trị".[111] Một số quan chức Bỉ và Đức cũng tuyên bố không tham gia.[112][113] Đảng đối lập tại Ba Lan cũng ủng hộ sự tẩy chay để mong chính quyền Ukraina thay đổi quyết định về Tymoshenko.[114] Lãnh đạo câu lạc bộ bóng đá Đức Bayern München đã kêu gọi các chủ tịch của UEFA lên án chế độ độc tài của Ukraina và lãnh đạo câu lạc bộ Borussia Dortmund cũng tuyên bố sẽ không đến tham dự giải đấu này, tuy nhiên, một số cán bộ thể thao Đức lại cho rằng tẩy chay sẽ không có nhiều hiệu quả và giải đấu nên tiếp tục.[115]

Đặc biệt tại Anh, đã có những cáo buộc phân biệt chủng tộc trong bóng đá ở Ukraina và Ba Lan mà nguyên nhân bắt nguồn từ một phóng sự của BBC, có tựa đề Euro 2012: Sân vận động của sự hận thù, trong đó có những cảnh quay các cổ động viên hô vang khẩu hiệu "Bài Do Thái", giơ tay chào kiểu Đức Quốc xã và giả tiếng khỉ nhằm vào những cầu thủ da đen đang thi đấu dưới sân. Cuối cùng, bộ phim tài liệu khép lại bằng hình ảnh một nhóm sinh viên Ấn Độ bị bạo hành ở sân vận động Metalist, Kharkiv, Ukraina.[116][117] Bộ phim ban đầu được nhiều tờ báo Anh đăng tải lại, nhưng sau đó nó lại bị các phương tiện truyền thông khác của Anh, các nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc, lãnh đạo cộng đồng người da đen và Do Thái tại Ba Lan, các chính trị gia, nhà báo Ba Lan, Ukraina và cựu danh thủ Gary Lineker chỉ trích là một chiều và vô đạo đức.[118][119][120][121]

Ukraina còn bị các tổ chức bảo vệ động vật lên án do đã giết hại chó mèo hoang để chuẩn bị cho Euro 2012.[122] Bộ Tài nguyên và Sinh thái và Bộ trưởng Môi trường Ukraina sau đó đã cam kết sẽ có biện pháp ngăn chặn việc sát hại động vật, tuy vậy vẫn không rõ các biện pháp này được thực thi như thế nào.[123]

Bên cạnh đó là những vấn đề khác có thể đe dọa đến công tác tổ chức giải đấu như vụ nổ bom tại Dnipropetrovsk, Ukraina vào ngày 27 tháng 4 năm 2012 được mô tả như là một vụ tấn công khủng bố.[124] Các cuộc biểu tình của nhóm FEMEN chống nạn mại dâm ở Ukraina, và việc giá thuê phòng khách sạn tăng cao tại quốc gia này.[125][126]

Tổng cộng có 4 quốc gia bị UEFA xử phạt do cổ động viên của họ có hành vi phân biệt chủng tộc là Đức, Tây Ban Nha, Croatia và Nga.[127][128][129] Trong trận Croatia thắng Ireland 3-1, một lá cờ Đức Quốc xã đã được truyền qua lại trên một góc khán đài của các cổ động viên Ireland. Ngay sau đó, thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã ra thông điệp khẳng định không chấp nhận những kẻ cực đoan trong thời gian Euro 2012 và yêu cầu các lực lượng an ninh của Ba Lan siết chặt vòng kiểm soát an ninh để những hành động như ở trận Croatia – Ireland trên không còn tái diễn.[130]

Phát hành vé

[sửa | sửa mã nguồn]

Vé xem Euro 2012 được thiết kế bởi một cô gái người Ukraina tên Darynka Kovtun[131] và được bán trực tiếp thông qua website UEFA, hoặc được phân phối bởi liên đoàn 16 nước vào vòng chung kết. 1,4 triệu tấm vé cho 31 trận đấu bắt đầu được bán trong tháng 3 năm 2011.[132] Hơn 12 triệu đơn đăng ký mua đã được gửi đến, tăng 17% so với vòng chung kết năm 2008 và là kỉ lục của giải vô địch bóng đá châu Âu.[133] Do số lượng đăng ký quá lớn, việc quay số đã thực hiện để phân bổ vé.

Giá vé dao động từ 30 (25£) (cho một chỗ ngồi phía sau cầu môn ở trận vòng bảng) tới 600 (513£) (cho một chỗ ngồi ở khán đài chính trong trận chung kết). Ngoài vé xem từng trận đấu, cổ động viên có thể mua vé trọn gói để xem tất cả các trận của một đội hoặc tất cả các trận tại một sân vận động.[134]

Vào tháng 5 năm 2012, UEFA bắt đầu gửi vé đến người hâm mộ đặt mua và cũng ngay lập tức bán vé bổ sung trên website.[135] Đến đầu tháng 6, trong khi vé ở Ba Lan đã bán hết thì vẫn còn gần 10.000 vé tồn đọng ở Ukraina.[136] Tổng kết sau giải đấu, 100% số lượng vé đã được bán hết nhưng trên các khán đài vẫn còn tình trạng ghế trống.[137]

Cơ sở hạ tầng

[sửa | sửa mã nguồn]
Hệ thống đường bộ tại Ba Lan
Hệ thống đường bộ tại Ukraina

Trong quá trình chuẩn bị cho Euro 2012, hệ thống giao thông tại Ba Lan và Ukraina đã được nâng cấp và mở rộng để đối phó với lượng người hâm mộ lớn đổ về. 1.4 triệu vé cho các trận đấu đã được bán, và hơn 20,000 người được dự báo sẽ vượt qua biên giới Ba Lan-Ukraina mỗi ngày trong suốt giải đấu.[138]

UEFA đã yêu cầu hai nước chủ nhà cải tạo cơ sở hạ tầng của họ – Đường cao tốc, Nhà ga và Cảng hàng không – xung quanh các thành phố tổ chức.[139][140][141]

Chi phí cho các dự án cơ sở hạ tầng là rất đáng kể. Tại Ba Lan, tổng chi phí của các công trình trọng điểm được dự báo sẽ vượt quá 18 tỷ €.[142] Tổng thống Viktor Yanukovych khẳng định rằng Ukraina đã chi gần 3,3 tỷ € vào hạ tầng cơ sở.[143]

Tưởng nhớ nạn nhân diệt chủng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đoàn đại biểu bao gồm Đức,[144] Ý,[145] Hà Lan[146]Anh,[147] sẽ viếng thăm Trại tập trung Auschwitz trước khi Euro 2012 khởi tranh, để tưởng nhớ đến các nạn nhân người Ba Lan và Do Thái bị sát hại. Auschwitz là trại lớn nhất trong mạng lưới các trại tập trung được Đức Quốc xã xây dựng và điều hành trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]

UEFA đã thông báo tên mười nhà tài trợ chính của giải, cùng với đó là 6 nhà tài trợ riêng của Ba Lan và Ukraina.[148] Nguồn thu từ các khoản tài trợ kể trên cùng với doanh thu từ truyền hình ước tính đem lại cho UEFA ít nhất 1,6 tỉ $ sau khi giải đấu kết thúc.[149]

Nhà tài trợ chính Tài trợ sự kiện
Ukraina Ba Lan

Truyền thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “EURO joy for Poland and Ukraina”. UEFA. ngày 18 tháng 4 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2010.
  2. ^ “Spain claim historic win”. ESPN Soccernet. ngày 1 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2012.
  3. ^ Đội á quân sẽ được tham dự nếu ESP, đội vốn dĩ đã được nhận 1 suất nhờ vô địch World Cup 2010, vô địch UEFA Euro 2012. Qualifiers – FIFA Confederations Cup Brazil 2013 Lưu trữ 2011-12-29 tại Wayback Machine
  4. ^ “Bidding for the Final Tournament 2012” (PDF). UEFA. ngày 7 tháng 11 năm 2005.
  5. ^ Chaplin, Mark (ngày 8 tháng 11 năm 2005). “Trio in EURO 2012 running”. UEFA. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2007.
  6. ^ “EURO bidders state cases”. UEFA. ngày 31 tháng 5 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2010.
  7. ^ “EURO 2012 dossiers delivered”. UEFA. ngày 15 tháng 2 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2010.
  8. ^ “Poland & Ukraine Win UEFA 2012 Bid”. Poland2012.net. ngày 3 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2012.[liên kết hỏng]
  9. ^ a b “Scots eye Euro 2012 rescue plan”. BBC Sport. ngày 5 tháng 6 năm 2008.
  10. ^ Chỉ có bảy phiếu bầu ở liên minh  Ba Lan Ukraina nhưng thực trạng tốt nên UEFA bầu làm chủ nhà.
  11. ^ “Surkis says Odesa mayor promised much, did little with respect to Euro 2012”. Kyiv Post. ngày 15 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  12. ^ “Sting gig launches Poznan venue”. UEFA. ngày 21 tháng 9 năm 2010.
  13. ^ “Metalist Stadium lights up Kharkov”. UEFA. ngày 5 tháng 12 năm 2009.
  14. ^ “Vice Prime Minister: Ukraina fulfilling UEFA requirements”. Ukraina2012.gov. ngày 23 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.[liên kết hỏng]
  15. ^ “UEFA EURO 2012 fan zones”. UEFA. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012.
  16. ^ “Alive-Creating History Together” (PDF). tr. 37–39. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  17. ^ “Alive No. 6” (PDF). UEFA. Tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  18. ^ “UEFA Euro 2012 Team base camp presentation” (PDF). UEFA. ngày 1 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  19. ^ “Alive No. 6” (PDF). UEFA. tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  20. ^ Chaplin, Mark (ngày 30 tháng 1 năm 2009). “UEFA lays out priorities for 2009”. UEFA. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2012.
  21. ^ “UEFA to consider 24-team EURO”. UEFA. UEFA.com. ngày 27 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2012.
  22. ^ “UEFA sets deadline over Euro 2012”. BBC. ngày 28 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2012.
  23. ^ “UEFA Euro 2012 teams”. UEFA. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2012.
  24. ^ “December date for EURO finals draw in Kyiv”. UEFA. ngày 3 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  25. ^ “EURO draw throws up fascinating group tests”. UEFA. ngày 2 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2012.
  26. ^ “UEFA's national team coefficient ranking” (PDF). UEFA. ngày 16 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  27. ^ a b “Euro finals draw seedings unveiled”. UEFA. ngày 16 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  28. ^ “National team coefficient ranking” (PDF). UEFA. ngày 16 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2012.
  29. ^ Kinh Thi (ngày 2 tháng 12 năm 2011). “Bốc thăm EURO 2012: Phán quyết của nữ thần may mắn”. Bóng Đá +. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2012.
  30. ^ a b “Fixture plan brings Euro dream closer”. UEFA. ngày 4 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  31. ^ Mike Collett (ngày 3 tháng 12 năm 2011). “Euro 2012 draw throws up tasty ties”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2012.
  32. ^ a b “UEFA Euro 2012 match officials” (PDF). UEFA. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2012.
  33. ^ “Men's Referees List”. FIFA. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
  34. ^ “UEFA issues full list of Euro match officials”. UEFA. ngày 27 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
  35. ^ “UEFA issues full list of Euro match officials”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 27 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
  36. ^ a b c “UEFA Euro 2012 referees named”. UEFA. ngày 20 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2011.
  37. ^ Peter Kirkup bị thay thế bởi trợ lý trọng tài người Hà Lan Sander van Roekel trong trận Cộng hòa Séc – Bồ Đào Nha
  38. ^ “Qualifying, play-offs and final tournament”. UEFA.com. UEFA.
  39. ^ “UEFA Euro 2012 Regulations” (PDF). UEFA.com. UEFA. tr. 9.
  40. ^ “Key EURO regulation changes approved”. UEFA.com. UEFA. ngày 22 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2012.
  41. ^ Bob Bensch (ngày 22 tháng 6 năm 2012). “Portugal Ousts Czech Republic on Ronaldo's Late Goal”. San Francisco Chronicle. San Francisco: Hearst. ISSN 1932-8672. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  42. ^ “Full-time report Russia-Czech Republic” (PDF). UEFA.com. ngày 12 tháng 6 năm 2012.
  43. ^ “Full-time report Poland-Russia” (PDF). UEFA. ngày 12 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012.
  44. ^ “Full-time report Czech Republic-Poland” (PDF). UEFA.com. UEFA. ngày 16 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2012.
  45. ^ “Full-time report Greece-Russia” (PDF). UEFA.com. UEFA. ngày 16 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2012.
  46. ^ “Full-time report Denmark-Portugal” (PDF). UEFA. ngày 13 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2012.
  47. ^ “Full-time report Netherlands-Germany” (PDF). UEFA. ngày 13 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2012.
  48. ^ “Full-time report Portugal-Netherlands” (PDF). UEFA. ngày 17 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2012.
  49. ^ “Full-time report Denmark-Germany” (PDF). UEFA.com. UEFA. ngày 17 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2012.
  50. ^ “Full-time report Spain-Italy” (PDF). UEFA. ngày 10 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2012.
  51. ^ “Full-time report Republic of Ireland-Croatia” (PDF). UEFA. ngày 10 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2012.
  52. ^ “Full-time report Italy-Croatia” (PDF). UEFA. ngày 14 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
  53. ^ “Full-time report Spain-Republic of Ireland” (PDF). UEFA. ngày 14 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
  54. ^ “Full-time report Croatia-Spain” (PDF). UEFA.com. UEFA. ngày 18 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.
  55. ^ “Full-time report Italy-Republic of Ireland” (PDF). UEFA.com. UEFA. ngày 18 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.
  56. ^ “Full-time report Ukraine-France” (PDF). UEFA. ngày 15 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2012.
  57. ^ “Full-time report Sweden-England” (PDF). UEFA. ngày 15 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2012.
  58. ^ “Full-time report England-Ukraine” (PDF). UEFA. ngày 19 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  59. ^ “Full-time report Sweden-France” (PDF). UEFA. ngày 19 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  60. ^ “Euro 2012 Groups & Schedule”. BBC Sport. BBC. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  61. ^ “Full-time report Czech Republic-Portugal” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. 21 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2012.
  62. ^ “Full-time report Germany-Greece” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. 22 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  63. ^ “Full-time report Spain-France” (PDF). Union of European Football Associations. 23 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2012.
  64. ^ “Full-time report England-Ý” (PDF). Union of European Football Associations. 24 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
  65. ^ “Full-time report Portugal-Spain” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 27 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2012.
  66. ^ “Full-time report Germany-Italy” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. 28 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2012.
  67. ^ “Full-time report Spain-Italy” (PDF). UEFA.com. Union of European Football Associations. 1 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2012.
  68. ^ “UEFA Euro 2012 Team of the Tournament”. UEFA.com. UEFA. ngày 2 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2012.
  69. ^ “Iniesta named Best Player of the Tournament”. UEFA.com. UEFA. ngày 2 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2012.
  70. ^ “Torres - vua phá lưới may mắn nhất lịch sử Euro”. Phá Hoàng. VTC News. ngày 2 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2012.
  71. ^ “Individual Goal Assists”. ESPN.com. ESPN. ngày 2 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2012.
  72. ^ “Late surge earns Torres adidas Golden Boot”. UEFA.com. UEFA. ngày 1 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2012.
  73. ^ “Late surge earns Torres adidas Golden Boot”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 1 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2012.
  74. ^ “Torres, Casillas & Xavi amongst record-breakers for Spain”. Goal.com. ngày 1 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2012.
  75. ^ “Toress earns Euro 2012 Golden Boot”. India Blooms News. ngày 2 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2012.
  76. ^ “Thưởng ở EURO 2012: TBN nhận 23 triệu euro”. Bóng Đá +. ngày 2 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2012.
  77. ^ “Mỗi đội tuyển tại Euro 2012 được nhận bao nhiêu?”. Báo Đồng Nai. ngày 25 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2012.
  78. ^ “Euro 2012 Prize Money List”. KIEV, Ukraina (AP). ngày 1 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2012.
  79. ^ “Regulations of the UEFA European Football Championship” (pdf). 3.08: uefa.com. tr. 10. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2012.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  80. ^ “Regulations of the UEFA European Football Championship 2010-12” (PDF). UEFA. tr. 27. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.
  81. ^ “Appeals Body gives two-match ban to Rooney”. UEFA. ngày 8 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  82. ^ “Euro 2012: UEFA hits Russia with suspended six-point deduction and fine”. The Guardian. ngày 13 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
  83. ^ “Fines for DFB, FPF”. UEFA.com. UEFA. ngày 14 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  84. ^ “€25,000 fine for Croatian Football Federation”. UEFA.com. UEFA. ngày 15 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  85. ^ “€30,000 fine for RFS”. UEFA.com. UEFA. ngày 17 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  86. ^ “Euro 2012: Croatia fined for Mario Balotelli racial abuse”. BBC. ngày 19 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
  87. ^ “Euro 2012: FA hit with Uefa fine over attempted pitch invasion”. BBC. ngày 20 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
  88. ^ “Russia fined once more by UEFA”. Fox Sports. ngày 23 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
  89. ^ “Euro 2012: UEFA hits Russia with suspended six-point deduction and fine”. The Guardian. London. ngày 13 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
  90. ^ “Fines for DFB, FPF”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 14 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  91. ^ “Ban and fine for Bendtner”. UEFA. ngày 18 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  92. ^ a b “Logo/brand”. UEFA. ngày 14 tháng 12 năm 2009.
  93. ^ “Co-hosts in bloom for EURO 2012”. UEFA. ngày 14 tháng 12 năm 2009.
  94. ^ “Branding lights up host cities”. UEFA. ngày 14 tháng 12 năm 2009.
  95. ^ “Adidas's new Tango 12 ball moves on from the World Cup Jabulani”. Daily Telegraph. ngày 2 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2012.
  96. ^ “Tango 12: Một sản phẩm hoàn hảo”. Xuân Thủy. Bóng Đá +. ngày 6 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2012.
  97. ^ “Adidas giới thiệu trái bóng dành cho Euro 2012”. K.Đ. TTVH Online. ngày 7 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2012.
  98. ^ “EURO 2012 mascots named Slavek and Slavko”. UEFA. ngày 4 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2011.
  99. ^ “UEFA EURO 2012 trophy tour ready to roll”. UEFA.com. UEFA. ngày 29 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2012.
  100. ^ "Trophy Tour" page”. UEFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2012.
  101. ^ “Follow the Trophy tour under way in Warsaw”. UEFA.com. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2012.
  102. ^ “Oceana the No1 choice to sing song for EURO –”. UEFA.com. ngày 2 tháng 12 năm 2011.
  103. ^ “The official UEFA EURO 2008 music” (PDF). UEFA. ngày 28 tháng 2 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2012.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  104. ^ “Poland select 18 old ladies to perform their official Euro 2012 song”. Yahoo. ngày 4 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2012.
  105. ^ “A song for Poland: Irish supergroup record official Euro 2012 team tune”. Irish Times. ngày 24 tháng 2 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2012.
  106. ^ “Financial crisis threatens Ukraina as Euro 2012 host”. The Canadian Press. ngày 31 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2012.
  107. ^ “FIFA warns Poland on World Cup suspension”. Reuters. ngày 1 tháng 10 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2012.
  108. ^ Kravets, Andriy (ngày 30 tháng 4 năm 2012). “Tymoshenko case: Europe pressure on Ukraina intensifies”. BBC News. BBC. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2012.
  109. ^ “Europeans 'to boycott' Ukraina's Euro 2012”. FOCUS Information Agency. ngày 4 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2012.[liên kết hỏng]
  110. ^ “Conditioned play: EU may boycott EURO 2012 over Tymoshenko case – RT”. Rt.com. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  111. ^ “Austrian officials to boycott Euro 2012 in Ukraina”. Reuters. ngày 2 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2012.
  112. ^ Connolly, Kate (ngày 29 tháng 4 năm 2012). “Angela Merkel plans Euro 2012 boycott if Yulia Tymoshenko kept in jail”. The Guardian. Luân Đôn. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  113. ^ AP (ngày 3 tháng 5 năm 2012). “Austria, Belgium to Boycott Ukraina Games”. TIME. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  114. ^ “Kyiv Post. Independence. Community. Trust – Ukraina – Kaczynski calls for boycott of Euro 2012 matches in Ukraina”. Kyivpost.com. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  115. ^ Grohmann, Karolos (ngày 23 tháng 2 năm 2010). “German sports officials bid to halt Euro boycott talk | Football | Reuters”. Football.uk.reuters.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2012.
  116. ^ “Sol Campbell warns fans to stay away from Euro 2012”. BBC News. BBC. ngày 28 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2012.
  117. ^ Cẩm Oanh (ngày 28 tháng 5 năm 2012). “Phát xít mới & phân biệt chủng tộc tại EURO 2012: Hiểm họa hay sự lo xa của truyền thông?”. TTVH Online. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  118. ^ “Euro 2012 is overshadowed by accusations of racism and anti-Semitism”. The Economist. Warsaw. ngày 6 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  119. ^ “Stitch up unstitched—updated (again)”. The Economist. Luân Đôn. ngày 13 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  120. ^ 'Unfair' say organisers”. Hindustan Times. ngày 29 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
  121. ^ “Matt Law's Euro 2012 diary: My highs and lows of the tournament in Poland and Ukraina”. Mirror. ngày 30 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2012.
  122. ^ Osborn, Andrew (ngày 3 tháng 12 năm 2011). “Ukraina accused of culling dogs in clean-up for Euro 2012”. The Daily Telegraph. Luân Đôn. tr. 23.
  123. ^ “Naturewatch thanks UEFA for help on stray dogs”. UEFA. ngày 7 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2012.
  124. ^ Elder, Miriam (ngày 27 tháng 4 năm 2012). “Ukraina bomb blasts injure dozens ahead of Euro 2012”. The Guardian. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.
  125. ^ “Ukraina women go topless against UEFA, prostitution”. 3 tháng 11 năm 2011.[liên kết hỏng]
  126. ^ “UEFA complains about high Ukraina hotel prices”. Kiev.org.uk. ngày 12 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.[liên kết hỏng]
  127. ^ Thảo Nguyên (ngày 20 tháng 6 năm 2012). “Phân biệt chủng tộc, Croatia bị phạt 80.000 euro”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2012.
  128. ^ Minh Chí (ngày 29 tháng 6 năm 2012). “Nga, Tây Ban Nha nhận án phạt của UEFA”. Dân Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2012.
  129. ^ Tân Mai (ngày 26 tháng 6 năm 2012). “Đức bị phạt 25.000 euro vì CĐV cổ động phát xít mới”. Bóng Đá +. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2012.[liên kết hỏng]
  130. ^ “Cờ Phát xít tung bay tại EURO 2012 gây căm phẫn”. Báo Giáo dục Việt Nam. ngày 13 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2012.
  131. ^ “Ukraina and Poland unveil EURO ticket design” (Thông cáo báo chí). UEFA. ngày 24 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2012.
  132. ^ “Apply now for UEFA EURO 2012 ticket sales”. UEFA. ngày 1 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2012.
  133. ^ “Massive demand for UEFA EURO 2012 tickets”. UEFA. ngày 1 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  134. ^ “Ticket prices for UEFA EURO 2012 announced”. UEFA. ngày 15 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2012.
  135. ^ Minh Hùng (ngày 31 tháng 5 năm 2012). “Tháng Euro”. SGGP Online. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2012.
  136. ^ “UEFA vẫn "ế" vé EURO”. TTVH Online. ngày 6 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2012.
  137. ^ Minh Chí (ngày 19 tháng 7 năm 2012). “UEFA công bố doanh thu tại Euro 2012”. Dân Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.
  138. ^ “Over 20,000 people per day to cross Ukraina–Poland border during Euro 2012”. Kyiv Post. 23 tháng 5 năm 2012.[liên kết hỏng]
  139. ^ “Poland 'confident' on Euro 2012 chances despite jitters”. Soccerway. 4 tháng 12 năm 2007.
  140. ^ “Poland's preparation status less than a year before Euro 2012”. PL.2012. 20 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  141. ^ “Vice Prime Minister: Ukraina fulfilling UEFA requirements”. Ukraina2012.gov. 23 tháng 5 năm 2012.[liên kết hỏng]
  142. ^ “Euro 2012”. Poland Consulting Services. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2012.
  143. ^ “Yanukovych: Euro 2012 infrastructure cost Ukraina almost $4.5 billion”. Kyiv Post. 21 tháng 3 năm 2012.[liên kết hỏng]
  144. ^ “German football team to visit Auschwitz during Euro 2012”. AFP. 27 tháng 3 năm 2012.
  145. ^ “Italy squad to visit Auschwitz before Euro 2012”. AP. 5 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2012.
  146. ^ “Oranje bezoekt Auschwitz tijdens EK”. KNVB. 9 tháng 4 năm 2012.
  147. ^ “Fabio Capello's England team to visit Auschwitz during European Championships in Poland”. The Daily Telegraph. 28 tháng 1 năm 2012.
  148. ^ “Sponsor contacts: UEFA Euro 2012 Public Screening Licensing Programme” (PDF). UEFA. 2010. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2012.
  149. ^ “Euro 2012 too local, too late for Chinese sponsors”. Want China Times. ngày 12 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2012.[liên kết hỏng]
  150. ^ “Canon becomes UEFA Euro 2012 global sponsor”. UEFA. 15 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011.
  151. ^ “Coca-Cola signs for Euro 2012, 2016”. UEFA. 22 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011.
  152. ^ “Continental to sponsor Euro 2012 and 2016”. UEFA. 20 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  153. ^ “Sharp signs Eurotop agreement with UEFA”. UEFA. 2 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011.
  154. ^ “Orange signs up as official Euro sponsor”. UEFA. 19 tháng 1 năm 2011.
  155. ^ “Hyundai-Kia joins as official sponsor for UEFA Euro 2012™ and UEFA Euro 2016™”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 2 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2012.
  156. ^ “Carlsberg on board for Euro 2012”. UEFA. 21 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011.
  157. ^ “McDonald's sign up as official Euro sponsor”. UEFA. 26 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2010.
  158. ^ “Ukrsotsbank PJSC becomes national sponsor”. UEFA. 20 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011.
  159. ^ “Sweet moment for Poland's first Euro sponsor”. UEFA. 29 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011.


Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

(tiếng Anh)